Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

Hội thứ II - 40. Phẩm "Thanh Tịnh"

 

PHẨM “THANH TỊNH”

 

Phần đầu quyển 436, Hội thứ II, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Khó Tin Hiểu”, từ quyển 183 trở đi(1), Hội thứ I, ĐBN)

 

Gợi ý:

Cuối quyển 435, phẩm “Địa Ngục” lại nói về thanh tịnh thay vì thuyết riêng về “Địa ngục” không thôi. Nên khi tụng đến phẩm “Thanh Tịnh”, thấy không có liên tục trong tư tưởng. Bố cục của Hội thứ I rất liên tục. Vì phẩm “Chê Bát Nhã”, nằm ở phần sau quyển 181, Hội thứ I, chỉ thuyết về những kẻ hủy báng Bát Nhã nên bị đọa vào địa ngục. Phẩm kế tiếp có tên là “Khó Tin Hiểu”, từ quyển 182 trở đi trước thuyết về tất cả pháp không buộc không mở, kế đến quyển 183 mới thuyết về thanh tịnh.

Hội thứ I không có phẩm có tên là “Địa Ngục” như Hội thứ II. Phần cuối phẩm “Địa Ngục” của Hội thứ II này lại nói về thanh tịnh. Hai thể tài hoàn toàn khác nhau. Nên bố cục của phẩm “Địa Ngục” không được trọn vẹn như Hội thứ I. Câu hỏi được đặt ra là: Không biết Kinh văn (nguyên bản phẩm “Địa Ngục”) trong lúc sắp xếp trước khi dịch thuật có bị xáo trộn hay không? Để tránh trở ngại (nói là không được trọn vẹn trong bố cục) nên chúng tôi đem phần cuối của phẩm “Địa Ngục”, tức cuối quyển 435 nói về thanh tịnh ghép vào quyển 436 phẩm “Thanh Tịnh” tiếp theo để Kinh văn được liên tục mà không thay đổi tư tưởng của Kinh.

Quý vị độc giả có thể so chiếu phẩm “Khó Tin Hiểu”, quyển 181, Hội thứ I với phẩm “Địa Ngục”, quyển 435, Hội thứ II, ĐBN sẽ thấy rõ sự khác biệt này.

 

Tóm lược:

 

(Các pháp không buộc không mở).

 

Cụ Thọ Thiện Hiện lại thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế, sâu xa như thế nào mà nói khó tin, khó hiểu vậy?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Sắc không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh vô sở hữu của sắc là tự tánh của sắc. Thọ, tưởng, hành, thức không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh vô sở hữu của thọ, tưởng, hành, thức là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức vậy.

Này Thiện Hiện! Nhãn xứ cho đến ý xứ không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh vô sở hữu của nhãn xứ cho đến ý xứ là tự tánh của nhãn xứ cho đến ý xứ. Sắc xứ cho đến pháp xứ không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh vô sở hữu của sắc xứ cho đến pháp xứ là tự tánh của sắc xứ cho đến pháp xứ vậy.

Này Thiện Hiện! Mười tám giới không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh vô sở hữu của 18 giới cũng như vậy. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh vô sở hữu của nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ là tự tánh của nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vậy.

Này Thiện Hiện! Bố thí Ba la mật cho đến Bát nhã Ba la mật không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh vô sở hữu của bố thí Ba la mật cho đến Bát nhã Ba la mật là tự tánh của bố thí Ba la mật cho đến Bát nhã Ba la mật vậy.

Này Thiện Hiện! Nội không cho đến vô tánh tự tánh không không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh vô sở hữu của nội không cho đến vô tánh tự tánh không là tự tánh của nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy.

Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh vô sở hữu của bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo là tự tánh của bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo vậy.

Này Thiện Hiện! Như vậy cho đến mười lực của Như Lai cho đến tất cả pháp Phật cũng không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh vô sở hữu của mười lực Như Lai cho đến tất cả pháp Phật là tự tánh của mười lực Như Lai cho đến tất cả pháp Phật vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc quá khứ không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh vô sở hữu của sắc quá khứ là tự tánh của sắc quá khứ. Thọ, tưởng, hành, thức quá khứ không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh vô sở hữu của thọ, tưởng, hành, thức quá khứ là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức quá khứ vậy.

Như vậy cho đến Nhất thiết trí quá khứ không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh vô sở hữu của Nhất thiết trí quá khứ là tự tánh của Nhất thiết trí quá khứ vậy. Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí quá khứ không buộc, không mở. Vì sao? Vì tánh vô sở hữu của Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí quá khứ là tự tánh của Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí quá khứ vậy.

Này Thiện Hiện! Ngũ uẩn vị lai, hiên tại không buộc, không mở cũng lại như vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Những chúng sanh chẳng chuyên cần tinh tấn, chưa trồng căn lành, chẳng đủ thiện căn, bị bạn ác nhiếp phục, biếng nhác, tự cao, làm theo sự hướng dẫn của ma, tinh tấn yếu kém, thất niệm, ác tuệ nên đối với Bát nhã Ba la mật sâu xa mà Phật đã thuyết, thật khó tin hiểu.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Những chúng sanh chẳng chuyên cần tinh tấn, chưa trồng căn lành, chẳng đủ căn lành, bị bạn ác nhiếp phục, biếng nhác, tự cao, làm theo sự hướng dẫn của ma, tinh tấn yếu kém, thất niệm, ác tuệ nên đối với Bát nhã Ba la mật sâu xa mà Ta đã thuyết, thật khó tin hiểu. Vì sao vậy?

 

(Sắc thanh tịnh nên quả thanh tịnh)

 

Này Thiện Hiện! Vì sắc thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh cùng với quả thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh cùng với quả thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn.

Như vậy cho đến tất cả hạnh Bồ tát thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức tất cả hạnh Bồ tát thanh tịnh. Tất cả hạnh Bồ tát thanh tịnh cùng với quả thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn. Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề của chư Phật thanh tịnh tức quả thanh tịnh, quả thanh tịnh tức Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề của chư Phật thanh tịnh. Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề của chư Phật thanh tịnh cùng với quả thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn.

 

(Sắc thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật thanh tịnh)

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật thanh tịnh, Bát nhã Ba la mật thanh tịnh tức sắc thanh tịnh. Sắc thanh tịnh cùng với Bát nhã Ba la mật thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật thanh tịnh; Bát nhã Ba la mật thanh tịnh tức thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh cùng với Bát nhã Ba la mật thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn.

Như vậy, cho đến Nhất thiết trí thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật thanh tịnh, Bát nhã Ba la mật thanh tịnh tức Nhất thiết trí thanh tịnh. Nhất thiết trí thanh tịnh cùng với Bát nhã Ba la mật thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn. Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh tức Bát nhã Ba la mật thanh tịnh; Bát nhã Ba la mật thanh tịnh tức Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh. Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh cùng với Bát nhã Ba la mật thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn.

 

(Nhất thiết trí thanh tịnh tức Nhất thiết trí trí thanh tịnh)

 

Như vậy cho đến Nhất thiết trí thanh tịnh tức Nhất thiết trí trí thanh tịnh, Nhất thiết trí trí thanh tịnh tức Nhất thiết trí thanh tịnh. Nhất thiết trí thanh tịnh cùng với Nhất thiết trí trí thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn. Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh tức Nhất thiết trí trí thanh tịnh; Nhất thiết trí trí thanh tịnh tức Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh. Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh cùng với Nhất thiết trí trí thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn.

 

(Bất nhị thanh tịnh tức sắc thanh tịnh)

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Bất nhị thanh tịnh tức sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh tức bất nhị thanh tịnh. Bất nhị thanh tịnh cùng với sắc thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn. Bất nhị thanh tịnh tức thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức bất nhị thanh tịnh. Bất nhị thanh tịnh cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn.

Như vậy cho đến bất nhị thanh tịnh tức Nhất thiết trí thanh tịnh, Nhất thiết trí thanh tịnh tức bất nhị thanh tịnh. Bất nhị thanh tịnh cùng với Nhất thiết trí thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn. Bất nhị thanh tịnh tức Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh tức bất nhị thanh tịnh. Bất nhị thanh tịnh cùng với Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn.

 

(Ngã, hữu tình cho đến người biết, người thấy thanh tịnh tức sắc thanh tịnh)

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã, hữu tình cho đến người biết, người thấy thanh tịnh tức sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức ngã, hữu tình cho đến người biết, người thấy thanh tịnh. Ngã, hữu tình cho đến người biết, người thấy thanh tịnh cùng với sắc thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn. Ngã, hữu tình cho đến người biết, người thấy thanh tịnh tức thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức ngã, hữu tình cho đến người biết, người thấy thanh tịnh. Ngã, hữu tình cho đến người biết, người thấy thanh tịnh cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn.

Như vậy ngã, hữu tình cho đến người biết, người thấy thanh tịnh tức Nhất thiết trí thanh tịnh; Nhất thiết trí thanh tịnh tức ngã hữu tình cho đến người biết, người thấy thanh tịnh. Ngã, hữu tình cho đến người biết, người thấy thanh tịnh cùng với Nhất thiết trí thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn. Ngã, hữu tình cho đến người biết, người thấy thanh tịnh tức Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh tức ngã, hữu tình cho đến người biết, người thấy thanh tịnh. Ngã, hữu tình cho đến người biết, người thấy thanh tịnh cùng với Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn.

 

(Tham, sân, si thanh tịnh tức sắc thanh tịnh)

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tham, sân, si thanh tịnh tức sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức tham, sân, si thanh tịnh. Tham, sân, si thanh tịnh cùng với sắc thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn. Tham, sân, si thanh tịnh tức thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức tham, sân, si thanh tịnh. Tham, sân, si thanh tịnh cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn.

Như vậy cho đến tham, sân, si thanh tịnh tức Nhất thiết trí thanh tịnh; Nhất thiết trí thanh tịnh tức tham, sân, si thanh tịnh. Tham, sân, si thanh tịnh cùng với Nhất thiết trí thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn. Tham, sân, si thanh tịnh tức Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh; Đạo tướng trí, Nhất thiết trí tướng thanh tịnh tức tham, sân, si thanh tịnh. Tham, sân, si thanh tịnh cùng với Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn.

 

(Ngũ uẩn thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh)

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngũ uẩn thanh tịnh nên 12 xứ, 18 giới thanh tịnh, 12 xứ 18 giới thanh tịnh nên ngũ uẩn thanh tịnh. Ngũ uẩn thanh tịnh cùng với 12 xứ 18 giới thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn. Ý xúc thanh tịnh nên nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh. Ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thanh tịnh nên vô minh cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu não thanh tịnh. Lão tử, sầu, than, khổ, ưu não thanh tịnh nên Bát nhã Ba la mật cho đến bố thí Ba la mật thanh tịnh.

Bố thí Ba la mật thanh tịnh nên nội không cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh. Vô tánh tự tánh không thanh tịnh nên bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo thanh tịnh. Tám chi Thánh đạo thanh tịnh nên lần lược mười lực Phật, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh. Mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên Nhất thiết trí thanh tịnh. Nhất thiết trí thanh tịnh nên Đạo tướng trí thanh tịnh. Đạo tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết tướng trí thanh tịnh. Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Đạo tướng trí thanh tịnh. Đạo tướng trí thanh tịnh cùng với Nhất thiết tướng trí thanh tịnh đây không hai không khác, không hoại không đoạn.(Đoạn kinh này lấy tất cả pháp Phật xoay quanh sự thanh tnh)

 

(Bát nhã Ba la mật thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh

nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh)

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc Bát nhã Ba la mật thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến Bát nhã Ba la mật thanh tịnh nên Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc Bát nhã Ba la mật thanh tịnh, hoặc Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.(2)

Như vậy, cho đến bố thí Ba la mật thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc bố thí Ba la mật thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến bố thí Ba la mật thanh tịnh nên Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc bố thí Ba la mật thanh tịnh, hoặc Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

Này Thiện Hiện! Nội không thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí thanh tịnh. Hoặc nội không thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến nội không thanh tịnh nên Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc nội không thanh tịnh, hoặc Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

Như vậy cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc vô tánh tự tánh không thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến vô tánh tự tánh không thanh tịnh nên Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc vô tánh tự tánh không thanh tịnh, hoặc Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

Này Thiện Hiện! Như vậy bốn niệm trụ, tám chi Thánh đạo, cho đến mười lực Như Lai thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc bốn niệm trụ, tám chi Thánh đạo, mười lực Như Lai thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến mười lực Như Lai thanh tịnh nên Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc bốn niệm trụ, tám chi Thánh đạo, mười lực Như Lai thanh tịnh, hoặc Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

Như vậy, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh nên Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh, hoặc Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

 

(Nhất thiết trí thanh tịnh nên sắc thanh tịnh,

sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh)

 

Này Thiện Hiện! Nhất thiết trí thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc Nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến Nhất thiết trí thanh tịnh nên Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc Nhất thiết trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

Như vậy, cho đến Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Đạo tướng trí thanh tịnh, Đạo tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết trí trí thanh tịnh. Hoặc Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Đạo tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhất thiết trí trí thanh tịnh, nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên bốn niệm trụ, tám chi Thánh đạo thanh tịnh. Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Bát nhã Ba la mật thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, Nhất thiết tướng trí thanh tịnh nên Bát nhã Ba la mật thanh tịnh. Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết tướng trí thanh tịnh, hoặc Bát nhã Ba la mật thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

Như vậy, cho đến Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên sắc thanh tịnh, sắc thanh tịnh nên Nhất thiết tướng trí thanh tịnh. Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc sắc thanh tịnh, hoặc Nhất thiết tướng trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn. Nói rộng cho đến Nhất thiết trí trí thanh tịnh nên Đạo tướng trí thanh tịnh, Đạo tướng trí thanh tịnh nên Nhất thiết tướng trí thanh tịnh. Hoặc Nhất thiết trí trí thanh tịnh, hoặc Đạo tướng trí thanh tịnh, hoặc Nhất thiết tướng trí thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

Mỗi mỗi câu chữ trong đây đều theo thứ lớp trước đây phân loại mà nói đầy đủ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu vi thanh tịnh nên vô vi thanh tịnh, vô vi thanh tịnh nên hữu vi thanh tịnh. Hoặc hữu vi thanh tịnh, hoặc vô vi thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

Lại nữa, Thiện Hiện! Quá khứ thanh tịnh nên vị lai thanh tịnh, vị lai thanh tịnh nên quá khứ thanh tịnh. Hoặc quá khứ thanh tịnh, hoặc vị lai thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

Quá khứ thanh tịnh nên hiện tại thanh tịnh, hiện tại thanh tịnh nên quá khứ thanh tịnh. Hoặc quá khứ thanh tịnh, hoặc hiện tại thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

Vị lai thanh tịnh nên hiện tại thanh tịnh, hiện tại thanh tịnh nên vị lai thanh tịnh. Hoặc vị lai thanh tịnh, hoặc hiện tại thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

Quá khứ thanh tịnh nên vị lai, hiện tại thanh tịnh; vị lai, hiện tại, thanh tịnh nên quá khứ thanh tịnh. Hoặc quá khứ thanh tịnh, hoặc vị lai, hiện tại thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

Vị lai thanh tịnh nên quá khứ, hiện tại thanh tịnh; quá khứ, hiện tại thanh tịnh nên vị lai thanh tịnh. Hoặc vị lai thanh tịnh, hoặc quá khứ, hiện tại thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

Hiện tại thanh tịnh nên quá khứ, vị lai thanh tịnh; quá khứ, vị lai thanh tịnh nên hiện tại thanh tịnh. Hoặc hiện tại thanh tịnh, hoặc quá khứ, vị lai thanh tịnh không hai không khác, không hoại không đoạn.

Bấy giờ, Xá lợi Tử thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh rất là sâu xa.

Phật dạy:

- Đúng như vậy, vì rốt ráo tịnh(3) vậy.

Xá lợi Tử hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Những gì rốt ráo tịnh mà nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa?

Phật dạy:

- Này Xá lợi Tử! Vì sắc rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa; thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Mười hai xứ cho đến mười tám giới rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Nội không cho đến vô tính tự tính không rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Như vậy, cho đến Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Tất cả Bồ tát hạnh rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Các đại Bồ tát rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa. Nhất thiết trí rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là sâu xa.

Xá lợi Tử lại thưa Phật:

- Bạch Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng.

Phật dạy:

- Đúng như vậy, vì rốt ráo tịnh vậy.

Xá lợi Tử hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Những gì rốt ráo tịnh mà nói pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng?

Phật dạy:

- Xá lợi Tử! Bát nhã Ba la mật rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng. Cho đến bố thí Ba la mật rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh rất là rõ ràng.

Xá lợi Tử lại thưa Phật:

- Bạch Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh chẳng động chuyển, chẳng nối tiếp.

Phật dạy:

- Đúng như vậy, vì rốt ráo tịnh vậy.

Xá lợi Tử hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Những gì rốt ráo thanh tịnh mà nói pháp này thanh tịnh chẳng động chuyển, chẳng nối tiếp?

Phật dạy:

- Xá lợi Tử! Sắc chẳng động chuyển, chẳng nối tiếp rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh chẳng động chuyển chẳng nối tiếp; thọ, tưởng, hành, thức chẳng động chuyển, chẳng nối tiếp rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh chẳng động chuyển chẳng nối tiếp. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí chẳng động chuyển, chẳng nối tiếp rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh chẳng động chuyển chẳng tiếp nối; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí chẳng động chuyển, chẳng nối tiếp rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh chẳng động chuyển chẳng nối tiếp.

Khi ấy, Xá lợi Tử lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm.

Phật dạy:

- Đúng như vậy, vì rốt ráo tịnh vậy.

Xá lợi Tử hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Những gì rốt ráo tịnh mà nói pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm?

Phật dạy:

- Xá lợi Tử! Sắc rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm; thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh vốn không tạp nhiễm.

Xá lợi Tử lại thưa Phật:

- Bạch Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh bản tánh trong sạch.

Phật dạy:

- Đúng như vậy, vì rốt ráo tịnh vậy.

Xá lợi Tử hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Những gì rốt ráo tịnh mà nói pháp này thanh tịnh bản tánh trong sạch?

Phật dạy:

Xá lợi Tử! Sắc rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh trong sạch; thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh trong sạch. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh trong sạch; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh trong sạch.

Xá lợi Tử thưa:

- Bạch Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh, không đắc không hiện quán.

Phật dạy:

- Đúng như vậy, vì rốt ráo tịnh vậy.

Xá lợi Tử hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Những gì rốt ráo tịnh mà nói pháp này thanh tịnh, không đắc không hiện quán?

Phật dạy:

- Xá lợi Tử! Sắc bản tánh không, rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh không đắc không hiện quán; thọ, tưởng, hành, thức bản tánh không, rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh không đắc không hiện quán. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí bản tánh không, rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh không đắc không hiện quán; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí bản tánh không, rốt ráo tịnh nên nói pháp này thanh tịnh, không đắc không hiện quán.

Khi ấy, Xá lợi Tử lại thưa Phật:

- Bạch Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh, không sanh khởi(4) không hiển hiện(5).

Phật dạy:

- Đúng như vậy, vì rốt ráo tịnh vậy.

Xá lợi Tử hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Những gì rốt ráo tịnh mà nói pháp này thanh tịnh, không sanh khởi, không hiển hiện?

Phật dạy:

- Xá lợi Tử! Sắc không sanh khởi, không hiển hiện, rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh, không sanh, không hiện; thọ, tưởng, hành, thức không sanh khởi, không hiển hiện, rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh, không sanh, không hiện. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí không sanh khởi, không hiển hiện, rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh, không sanh, không hiện; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không sanh khởi, không hiển hiện, rốt ráo tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh, không sanh, không hiện.

Xá lợi Tử lại thưa Phật:

- Bạch Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh, chẳng sanh cõi Dục, chẳng sanh cõi Sắc, chẳng sanh cõi Vô sắc.

Phật dạy:

- Đúng như vậy, vì rốt ráo tịnh vậy.

Xá lợi Tử hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao pháp này thanh tịnh, chẳng sanh cõi Dục, chẳng sanh cõi Sắc, cõi Vô sắc?

Phật dạy:

- Xá Lợi Tử! Vì tự tánh của ba cõi bất khả đắc, nên nói pháp này thanh tịnh, chẳng sanh cõi Dục, chẳng sanh cõi Sắc, chẳng sanh cõi Vô sắc.

Xá lợi Tử lại thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Pháp này thanh tịnh, bản tánh vô tri.

Phật dạy:

- Đúng như vậy, vì rốt ráo tịnh vậy.

Xá lợi Tử hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao pháp này thanh tịnh, bản tánh vô tri?

Phật dạy:

- Xá lợi Tử! Vì bản tánh của tất cả pháp trì độn nên pháp này thanh tịnh, bản tánh vô tri.

Xá lợi Tử hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Những gì bản tánh vô tri, nên nói pháp này thanh tịnh bản tánh vô tri?

Phật dạy:

- Xá lợi Tử! Vì bản tánh sắc vô tri, tự tướng không, nên nói pháp này thanh tịnh, bản tánh vô tri; bản tánh thọ, tưởng, hành, thức vô tri, tự tướng không, nên nói pháp này thanh tịnh, bản tánh vô tri. Như vậy cho đến vì bản tánh Nhất thiết trí vô tri, tự tướng không, nên nói pháp này thanh tịnh, bản tánh vô tri; bản tánh Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí vô tri, tự tướng không, nên nói pháp này thanh tịnh, bản tánh vô tri.

Khi ấy, Xá lợi Tử lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Bản tánh tất cả pháp thanh tịnh nên pháp này thanh tịnh.

Phật dạy:

- Đúng như vậy, vì tất cả pháp rốt ráo tịnh vậy.

Xá lợi Tử hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao tất cả pháp bản tánh thanh tịnh nên nói pháp này thanh tịnh?

Phật dạy:

- Xá lợi Tử! Vì tất cả pháp bất khả đắc, bản tánh thanh tịnh, nên nói pháp này thanh tịnh.

Xá lợi Tử thưa:

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế đối với Nhất thiết tướng trí không tăng ích, không tổn giảm.

Phật dạy:

- Đúng như vậy, vì rốt ráo tịnh vậy.

Xá lợi Tử hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát nhã Ba la mật như thế đối với Nhất thiết tướng trí không tăng ích, không tổn giảm?

Phật dạy:

- Xá lợi Tử! Vì pháp tánh thường trụ, nên Bát nhã Ba la mật như thế đối Nhất thiết tướng trí không tăng ích, không tổn giảm.

Xá lợi Tử thưa:

- Bạch Thế Tôn! Bản tánh Bát nhã Ba la mật như thế thanh tịnh, đối với tất cả pháp không chấp thọ.

Phật dạy:

- Đúng như vậy, vì tất cả pháp rốt ráo tịnh vậy.

Xá lợi Tử hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao bản tánh Bát nhã Ba la mật thanh tịnh, đối với tất cả pháp không chấp thọ?

Phật dạy:

- Xá lợi Tử! Vì pháp giới tĩnh lặng, không dao động nên bản tánh Bát nhã Ba la mật như thế thanh tịnh, đối với tất cả pháp không chấp thọ.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Ngã thanh tịnh nên sắc thọ tưởng hành thức thanh tịnh?

Phật nói:

- Đúng như vậy, vì rốt ráo tịnh vậy.

- Bạch Thế Tôn! Duyên nào mà nói ngã thanh tịnh nên sắc thọ tưởng hành thức cùng tất cả pháp đều rốt ráo tịnh?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Ngã vô sở hữu nên sắc thọ tưởng hành thức cũng vô sở hữu. Ngã vô sở hữu nên mười hai xứ cho đến mười tám giới vô sở hữu. Ngã vô sở hữu nên bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật cũng vô sở hữu. Ngã vô sở hữu nên nội không cho đến vô tánh tự tánh không cũng vô sở hữu. Ngã vô sở hữu nên bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi cũng vô sở hữu. Ngã vô sở hữu nên Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng vô sở hữu. Ngã tự tướng không, nên quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề, Vô thượng Chánh đẳng giác cũng tự tướng không. Ngã vô tướng, vô đắc, vô niệm, vô tri, nên Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí cũng vô tướng, vô đắc, vô niệm, vô tri. Như vậy, nên nói tất cả pháp rốt ráo đều thanh tịnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Hai thanh tịnh(6) nên không đắc, không hiện quán.

Phật dạy:

- Đúng như vậy, vì rốt ráo tịnh vậy.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nói hai thanh tịnh nên không đắc, không hiện quán là rốt ráo tịnh?

- Này Thiện Hiện! Vì không khởi điên đảo nhiễm tịnh nên không đắc, không hiện quán, rốt ráo tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Ngã vô biên nên sắc thọ tưởng hành thức cũng vô biên?

Phật nói:

- Đúng như vậy, vì rốt ráo tịnh vậy.

- Bạch Thế Tôn! Duyên nào mà nói ngã vô biên nên sắc thọ tưởng hành thức cùng tất cả pháp cũng vô biên là rốt ráo thanh tịnh?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Ngã vô biên nên mười hai xứ cho đến mười tám giới cũng vô biên. Ngã vô biên nên bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật cũng vô biên. Ngã vô biên nên bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi cũng vô biên. Ngã vô biên nên Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng vô biên. Ngã vô biên nên quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề, Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cũng vô biên. Ngã vô biên nên Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí cũng vô biên. Vì sao? Vì rốt ráo không, vô tế không. Như vậy, nên nói tất cả pháp rốt ráo đều thanh tịnh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ tát năng giác như thế, là Bát nhã Ba la mật, tức rốt ráo tịnh?

Phật nói:

- Thiện Hiện! Đúng như vậy và nhờ đấy mà thành tựu Đạo tướng trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa:

- Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ tát tu hành Bát Nhã phương tiện khéo léo, khởi nghĩ như vầy: Sắc chẳng biết sắc; thọ, tưởng, hành, thức chẳng biết thọ tương hành thức; xứ chẳng biết xứ; giới chẳng biết giới; pháp quá khứ chẳng biết pháp quá khứ; pháp vị lai chẳng biết pháp vị lai; pháp hiện tại chẳng biết pháp hiện tại; bố thí Ba la mật chẳng biết bố thí Ba la mật, cho đến Bát nhã Ba la mật chẳng biết Bát nhã Ba la mật; nội không chẳng biết nội không, cho đến vô tánh tự tánh không chẳng biết vô tánh tự tánh không; bốn niệm trụ chẳng biết bốn niệm trụ, cho đến tám Thánh đạo chi chẳng biết tám Thánh đạo chi; Như Lai mười lực chẳng biết Như Lai mười lực, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng biết mười tám pháp Phật bất cộng; Nhất thiết trí chẳng biết Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí chẳng biết Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Đại Bồ tát này đã đối Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề có thể trụ nhóm chánh định chăng?

Phật bảo:

- Thiện Hiện ! Đúng vậy. Đúng như ngươi đã nói!

Cụ thọ lại thưa:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ tát tu hành Bát Nhã, phương tiện khéo léo khởi nghĩ như vầy: Sắc chẳng biết sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng biết thọ, tưởng, hành, thức. Mười hai xứ chẳng biết mười hai xứ, cho đến mười tám giới chẳng biết mười tám giới. Pháp quá khứ chẳng biết pháp quá khứ. Pháp vị lai chẳng biết pháp vị lai. Pháp hiện tại chẳng biết pháp hiện tại. Bố thí Ba la mật chẳng biết bố thí Ba la mật cho đến Bát nhã Ba la mật chẳng biết Bát nhã Ba la mật. Nội không chẳng biết nội không, cho đến vô tính tự tính không chẳng biết vô tính tự tính không. Bốn niệm trụ chẳng biết bốn niệm trụ, cho đến tám chi Thánh đạo chẳng biết tám chi Thánh đạo. Như Lai mười lực chẳng biết Như Lai mười lực, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng biết mười tám pháp Phật bất cộng. Nhất thiết trí chẳng biết Nhất thiết trí, Đạo tướng trí chẳng biết Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí chẳng biết Nhất thiết tướng trí. Như vậy, Đại Bồ tát này đã đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề trụ nhóm chánh định chăng?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói.

Bấy giờ, Xá lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Khi các Đại Bồ tát tu hành Bát Nhã có phương tiện khéo léo, chuyển hai tưởng đối với các pháp chăng?

Cụ Thọ Thiện Hiện đáp:

- Thưa Xá lợi Tử! Nếu khi Đại Bồ tát tu hành Bát Nhã có phương tiện khéo léo thì sẽ không nghĩ như vầy: Ta hành thí, hành thí như vậy. Ta trì giới, trì giới như vậy. Ta tu nhẫn, tu nhẫn như vậy. Ta tinh tấn, tinh tấn như vậy. Ta nhập định, nhập định như vậy. Ta tu tuệ, tu tuệ như vậy. Ta trồng phước, trồng phước như vậy. Ta nhập Bồ tát Chánh tánh ly sanh, nhập Bồ tát Chánh tánh ly sanh như vậy. Ta nghiêm tịnh cõi Phật, nghiêm tịnh cõi Phật như vậy. Ta thành thục hữu tình, thành thục hữu tình như vậy. Ta sẽ đắc Nhất thiết tướng trí, sẽ đắc Nhất thiết tướng trí như vậy.

Đại đức! Khi các đại Bồ tát tu hành Bát Nhã có phương tiện khéo léo, nên không chấp trước.

Bấy giờ, Thiên Đế Thích hỏi Thiện Hiện rằng:

- Bạch Đại đức! Làm sao biết được các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ tát thừa, khi tu hành Bát Nhã khởi tâm chấp trước?

Thiện Hiện đáp:

- Này Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ tát thừa, khi tu hành Bát Nhã không có phương tiện khéo léo nên khởi tưởng tự tâm; khởi tưởng bố thí; khởi tưởng bố thí Ba la mật; khởi tưởng tịnh giới; khởi tưởng tịnh giới Ba la mật; khởi tưởng tinh tấn; khởi tưởng tinh tấn Ba la mật; khởi tưởng tĩnh lự; khởi tưởng tĩnh lự Ba la mật; khởi tưởng Bát Nhã; khởi tưởng Bát nhã Ba la mật; khởi tưởng nội không; khởi tưởng ngoại không cho đến vô tính tự tính không; khởi tưởng bốn niệm trụ; khởi tưởng bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh đạo; khởi tưởng Như Lai mười lực; khởi tưởng bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; khởi tưởng Nhất thiết trí; khởi tưởng Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí; khởi tưởng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề; khởi tưởng các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác; khởi tưởng ở chỗ Phật trồng căn lành; khởi tưởng đem căn lành đã trồng như thế nhóm hợp cân lường, cho các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Này Kiều Thi Ca! Do đấy biết được các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ tát thừa, khi tu hành Bát Nhã khởi tâm chấp trước.

Này Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ này do bị sự chấp trước đây ràng buộc nên chẳng thể tu hành Bát Nhã hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Vì sao? Vì chẳng phải bản tánh của sắc có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của thọ, tưởng, hành, thức có thể hồi hướng; cho đến chẳng phải bản tánh của Nhất thiết trí có thể hồi hướng; chẳng phải bản tánh của Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí có thể hồi hướng.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Đại Bồ tát muốn đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề vui vẻ khuyến khích, chỉ bày khuyên dẫn cho hữu tình khác thì nên quán thật tánh bình đẳng của các pháp. Theo đây tác ý, chỉ bày khuyên dẫn cho hữu tình khác bằng những lời như vầy:

“Này các thiện nam, thiện nữ! Khi tu hành bố thí Ba la mật, chẳng nên phân biệt ta năng hành thí. Khi tu hành tịnh giới Ba la mật, chẳng nên phân biệt ta năng trì giới. Khi tu hành an nhẫn Ba la mật, chẳng nên phân biệt ta năng tu nhẫn. Khi tu hành tinh tấn Ba la mật, chẳng nên phân biệt ta năng tinh tấn. Khi tu hành tĩnh lự Ba la mật, chẳng nên phân biệt ta năng vào định. Khi tu hành Bát Nhã, chẳng nên phân biệt ta năng tu tuệ. Khi hành nội không, chẳng nên phân biệt ta trụ nội không. Khi hành ngoại không cho đến vô tính tự tính không, chẳng nên phân biệt ta năng trụ ngoại không cho đến vô tính tự tính không. Khi ba mươi bảy pháp trợ đạo không phân biệt ta năng tu ba mươi bảy pháp trợ đạo. Khi tu Như Lai mười lực, chẳng nên phân biệt ta năng tu Như Lai mười lực. Khi tu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng nên phân biệt ta năng tu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Khi tu Nhất thiết trí, chẳng nên phân biệt ta năng tu Nhất thiết trí. Khi tu Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí, chẳng nên phân biệt ta năng tu Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Khi tu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, chẳng nên phân biệt ta năng tu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề”.

Này Kiều Thi Ca! Các đại Bồ tát muốn đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề vui vẻ khuyến khích, chỉ bày khuyên dẫn cho hữu tình khác thì nên vui vẻ khuyến khích, chỉ bày khuyên dẫn như thế. Nếu đại Bồ tát đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề vui vẻ khuyến khích, chỉ bày khuyên dẫn cho hữu tình khác thì đối với tự thân không tổn hại, cũng chẳng tổn hại người. Như đã được các Đức Như Lai bằng lòng cho phép vui vẻ khuyến khích, chỉ bày khuyên dẫn cho hữu tình khác.

Này Kiều Thi Ca! Các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ tát thừa, nếu hay vui vẻ khuyến khích, chỉ bày khuyên dẫn cho hữu tình hướng tới Bồ tát thừa như thế thì có thể xa lìa được tất cả chấp trước.

Bấy giờ, đức Thế Tôn khen Thiện Hiện rằng:

- Hay thay! Hay thay! Ông nay khéo vì các Bồ tát mà nói tướng chấp trước, khiến cho các thiện nam, thiện nữ hướng tới Đại thừa xa lìa tướng chấp trước, tu các Bồ tát hạnh,

Này Thiện Hiện! Lại còn có các tướng chấp trước vi tế(nhỏ nhiệm), nay Ta sẽ vì ông mà nói, ông nên chú tâm lắng nghe, khéo suy nghĩ.

Thiện Hiện thưa rằng:

- Xin đức Thế Tôn nói cho, chúng con đang muốn nghe.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ trụ Bồ tát thừa muốn hướng tới Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, nếu đối với Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác mà nhớ nghĩ lấy tướng thì đều là chấp trước. Hoặc nhớ nghĩ lấy tướng công đức vô trước của tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ, vị lai, hiện tại, các căn lành từ sơ phát tâm cho đến khi pháp trụ. Đã nhớ nghĩ rồi, thâm tâm tùy hỷ. Đã tùy hỷ rồi, ban cho các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Nhớ nghĩ tất cả như thế tức là lấy tướng đều gọi là chấp trước.

Hoặc đối với thiện pháp của tất cả đệ tử Như Lai và hữu tình khác đã tu, mà nhớ nghĩ lấy tướng, thâm tâm tùy hỷ. Đã tùy hỷ rồi, ban cho các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Tất cả các việc như thế cũng gọi là chấp trước. Vì sao? Vì đối với công đức căn lành của các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và của các đệ tử hoặc của hữu tình khác, chẳng nên lấy tướng nhớ nghĩ phân biệt, vì các việc nắm giữ tướng ấy đều là hư vọng.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như vậy rất là sâu xa.

Phật dạy:

- Đúng vậy, vì bản tánh của tất cả pháp là xa lìa.

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như vậy, đều nên kính lễ.

Phật dạy:

- Đúng vậy, vì công đức rất nhiều nhưng Bát nhã Ba la mật đây vô tạo, vô tác, không kẻ năng chứng.

Cụ thọ bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp tánh chẳng thể chứng giác?

Phật nói:

- Như thế, vì tất cả pháp bản tánh duy nhất, năng chứng sở chứng bất khả đắc vậy. Thiện Hiện phải biết: Các pháp nhất tánh tức là vô tánh. Các pháp vô tánh tức là nhất tánh. Như vậy, các pháp nhất tánh vô tánh là thật tánh. Thật tánh đây vô tạo vô tác. Thiện Hiện! Nếu đại Bồ tát như thật biết nhất tánh vô tánh của các pháp sở hữu là vô tạo, vô tác thì có thể xa lìa được tất cả chấp trước. (Q.436, ĐBN)

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bát nhã Ba la mật như thế khó giác biết.

Phật nói:

- Như vậy, bởi Bát nhã Ba la mật đây không kẻ năng thấy, không kẻ năng nghe, không kẻ năng giác, không kẻ năng tri, vì lìa tướng vậy.

Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế bất khả tư nghì.

Phật nói:

- Như vậy, bởi Bát nhã Ba la mật đây chẳng thể đem tâm(chấp) lấy, vì lìa tâm tướng vậy. Chẳng thể đem sắc cho đến thức chấp, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem nhãn cho đến ý chấp, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem sắc cho đến pháp chấp, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem nhãn thức cho đến ý thức chấp, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem nội không cho đến vô tánh tự tánh không chấp, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi chấp, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chấp, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí chấp, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem tất cả pháp chấp, vì lìa tướng kia vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật như thế chẳng từ sắc sanh, cho đến chẳng từ tất cả pháp sanh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bát nhã Ba la mật như thế không có tạo tác?

Phật nói:

- Như vậy, vì các tác giả bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Sắc bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc, thọ tưởng hành thức bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc. Cho đến tất cả pháp bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc.

Thiện Hiện! Do các tác giả và sắc thảy pháp bất khả đắc nên Bát nhã Ba la mật như thế không có tạo tác.

 

Thích nghĩa:

(1). Phẩm “Khó Tin Hiểu” là một phẩm dài nhất trong tất cả phẩm thuộc 16 pháp hội của Đại Bát Nhã. Phẩm này bắt đầu từ quyển 182 đến quyển 284, tổng cộng 103 quyển, toàn phẩm thuyết về “thanh tịnh”. Nên ở đây chúng tôi chỉ ghi phẩm “Thanh Tịnh” của Hội thứ II tương đương với phẩm “Khó Tin Hiểu”của Hội thứ I, bắt đầu từ quyển 183 trở đi, không nói chấm dứt ở quyển nào.

(2). Đoạn kinh này có thể gây độc giả hiểu lầm: Nhất thiết trí trí và Nhất thiết tướng trí khác nhau. Thật ra Nhất thiết trí trí, Nhất thiết chủng trí và Nhất thiết tướng trí là trí tối cao của chư Phật, ba trí chỉ là một. Thanh văn chỉ có Nhất thiết trí, Bồ tát chỉ có Đạo tướng trí nhưng không có cùng một lúc ba trí này. Đoạn kinh này thuyết theo lối “liên hoàn” tiếp nối cái nọ với cái kia, nên thấy có v nói Nhất thiết trí trí và Nhất thiết tướng trí khác nhau.

(3). Rốt ráo tịnh dịch ở cụm từ “tất cánh tịnh” có nghĩa: Rất mực thanh tịnh. Tức chỉ cho Niết bàn, Thật tướng... Vì Niết bàn, Thật tướng xa lìa tất cả phiền não, nghiệp khổ nhiễm ô, rốt ráo thanh tịnh, vĩnh viễn bất biến. Thám huyền ký quyển 12 giải thích: Tất cánh tịnh nói trong Kinh Hoa nghiêm quyển 25 (bản dịch cũ) là được quả Niết bàn; Tất cánh an lạc đại thanh tịnh xứ nói trong Vãng sinh luận chú là sinh về thế giới An lạc chứng diệu quả Niết bàn. [X. luận Đại trí độ Q.63]. – Từ điển Phật Quang.

(4). Sanh khởi: Năng Sanh (sanh) Sở Sinh (khởi), có nghĩa nguyên nhân của một hành động.

(5). Hiển hiện: Hiện ra rõ ràng.

(6). Hai thanh tịnh nên không đắc, không hiện quán, dịch nguyên văn chữ Hán là nhị thanh tịnh cố . đắc hiện quán”. Cụm từ hai thanh tịnh này “có lẽ” ý muốn nói về nhị chủng thanh tịnh. Nếu như vậy thì có rất nhiều nghĩa:

- Nghĩa thứ nhất là: Tự tính thanh tịnh và Ly cấu thanh tịnh. 1/. Tự tính thanh tịnh: Tâm thể chân như của chúng sinh xưa nay vốn trong sạch, không hề ô nhiễm. 2/. Ly cấu thanh tịnh: Tâm thể tự tính trong sạch này xa lìa tất cả phiền não cấu nhiễm. [X. Hoa nghiêm Kinh tùy sớ diễn nghĩa sao Q.6];

- Nghĩa thứ hai là: Ngữ thanh tịnh và Nghĩa thanh tịnh. 1/. Ngữ thanh tịnh: Lời nói thanh tịnh vì không mắc lầm lỗi. 2/. Nghĩa thanh tịnh: Nghĩa lý thanh tịnh vì được diễn giải chính xác và đầy đủ, không sai lầm, thiếu sót. [X. luận Thành thực Q.1];

- Nghĩa thứ ba là: Chúng sinh thế gian thanh tịnh và Khí thế gian thanh tịnh. 1/. Chúng sinh thế gian thanh tịnh: Tức chính báo của cõi Tịnh độ cực lạc. 2/. Khí thế gian thanh tịnh: Tức là y báo của cõi Tịnh độ cực lạc. Trong 29 thứ trang nghiêm ở Tịnh độ cực lạc phương Tây, thì 8 thứ của Phật và 4 thứ của Bồ tát thuộc về Chúng sinh thế gian thanh tịnh; còn 17 thứ của quốc độ thì thuộc về Khí thế gian thanh tịnh. [X. luận Tịnh độ của Ngài Thiên thân]. - Từ điển Phật Quang.

 

Lược giải:

 

Tâm thanh tịnh thì tất cả cỏ cây, hoa lá, sông núi, mọi sự, mọi vật xung quanh con người đều thanh tịnh. Đối với vật: Vì có thấy có nghe, có giác biết, nên sanh phân biệt, cảm thọ, đổi dời... Đó là cái thấy của thế tục. Vì trên cái thấy kèm theo cái biết về hình tướng, sắc thái nên sanh chấp trước mà mất tâm.

Các pháp không chuyển đổi, không nối tiếp; không sanh khởi, không hiển hiện; bản tánh không, tự tướng không, tự tánh không. Các pháp vốn trì độn, vô tri, tịch lặng, thường trụ như vậy, nên không có chấp thọ… Vì vậy, tất cả pháp được coi là nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Chỉ vì thấy mà đòi hỏi phải có đối tượng của cái thấy, nên cái thấy đó bị động chuyển. Thấy mà không cần đối tượng để thấy, tức quên cảnh quán tâm, là cái thấy sáng suốt, phản tỉnh, trực nhận chân tâm, mới có thể kiến tánh. Xa lìa được trần cảnh thì tâm thể tịch lặng, cánh cửa trí tuệ mới mở.

Đối với người biết tu lại có phương tiện khéo léo, thấy biết tất cả pháp đều bình đẳng như như, không còn chấp trước nữa thì tâm mới được an nhiên tịch lặng. Đó là tất cánh tịnh, cảnh giới rốt ráo nhất của Niết bàn. Nên Kinh thường bảo: Tâm tịnh tức độ tịnh, tâm bình tức thế giới bình!

Trong nhà Thiền có câu chuyện cho chúng ta biết thế nào là tâm động?

Có hai sư trẻ cãi nhau về đề tài “Tại sao cây phướn động?” Một người cho rằng cây phướn động là tại gió, người kia cho là tại phướn động, hai người cứ cãi nhau mãi. Tổ Huệ Năng lúc bấy giờ mặc dầu đã ngộ đạo rồi nhưng chưa thí phát qui y, muốn đến nhờ Sư Trụ trì thí phát dùm, nghe hai chú cãi nhau mới nói: “Tại tâm nhân giả động!” Hai chú mới chạy vào báo cho Sư trụ trì hay. Sư bảo: Người này hẳn là một cao tăng!

Thế nhân thường than rằng: “Tâm muốn lặng mà gió chẳng đừng”, nên tác giả của thiên Tổng luận có bài kệ:

 

Tâm không động nào ai thấy gió?

Tâm lắng rồi gió cũng như không.

Chớ trách gió thổi làm tâm động,

Xin hỏi người trách gió hay tâm?

                                                                                    T.B.

 

Thanh tịnh là pháp ấn của tất cả chư Phật vì vậy phẩm “Khó Tin Hiểu” của Hội thứ I, Phật phải dùng tổng cộng 103 quyển, 1.075 trang để thuyết về đề tài này. Kinh lấy một pháp trong 81 khoa danh tướng Bát Nhã (hay còn gọi là các mầu Phật đạo) và tánh thanh tịnh làm nhân chính mà thuyết từng pháp từng pháp một lần lượt cho đến hết 81 khoa danh tướng Bát Nhã. Phẩm “Thanh Tịnh” của Hội thứ II thuyết giảng cũng như vậy tuy có trùng tuyên như hội thứ I, nhưng ngắn gọn hơn.

Chúng tôi không lược giải phẩm này. Như nhiều lần lưu ý, chúng tôi chỉ sơ giải Hội thứ II, muốn nắm vững vấn đề quý vị có thể quay lại tham cứu phẩm “Khó Tin Hiểu”, Hội thứ I, ĐBN, vì Hội này thích nghĩa và lược giải đầy đủ hơn!

 

 

Phụ đính:

 

Sau đây, chúng tôi ghi thêm phẩm “Tín Hủy”, phần sau quyển thứ 13, Kinh MHBNBLMĐ cũng thuyết về thanh tịnh do Ngài La Thập dịch từ Phạn sang Hán, và HT Thích Trí Tịnh dịch từ Hán sang Việt, giúp độc giả đọc tụng để nắm vững vấn đề.

Ngài Tu Bồ Đề thưa:

“Bạch đức Thế Tôn! Thế nào Bát nhã Ba la mật nầy rất sâu khó tin, khó hiểu?”

Đức Phật nói:

“Nầy Tu Bồ Đề! Sắc chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là sắc.

Thọ, tưởng, hành, thức chẳng trói chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là thọ, tưởng, hành, thức.

Đàn na Ba la mật đến Bát nhã Ba la mật chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là sáu Ba la mật.

Nội không đến vô pháp hữu pháp không chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là nội không đến vô pháp hữu pháp không.

Tứ niệm xứ đến Nhất thiết trí và Nhất thiết chủng trí chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là tứ niệm xứ đến Nhất thiết trí và Nhất thiết chủng trí chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là tứ niệm xứ đến Nhất thiết trí và Nhất thiết chủng trí.

Nầy Tu Bồ Đề! Sắc bổn tế chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì bổn tế tánh vô sở hữu là sắc.

Nhẫn đến Nhất thiết chủng trí bổn tế chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì bổn tế tánh vô sở hữu là Nhất thiết chủng trí.

Nầy Tu Bồ Đề! Sắc hậu tế nhẫn đến Nhất thiết chủng trí hậu tế chẳng chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì hậu tế vô sở hữu là sắc, nhẫn đến là Nhất thiết chủng trí.

Nầy Tu Bồ Đề! Sắc hiện tại nhẫn đến Nhất thiết chủng trí hiện tại chẳng trói, chẳng mở. Tại sao vậy? Vì hiện tại tánh vô sở hữu là sắc nhẫn đến là Nhất thiết chủng trí”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Những người chẳng chuyên cần tinh tấn, chẳng gieo trồng căn lành, gần gũi bạn ác, giải đãi, ưa quên, không trí huệ thiện xảo phương tiện, thiệt khó tin, khó hiểu Bát nhã Ba la mật”.

Đức Phật nói: “Nầy Tu Bồ Đề! Đúng như vậy. Những người ấy thiệt khó tin khó hiểu Bát nhã Ba la mật nầy. Tại sao vậy? Vì sắc thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh. Nhẫn đến Vô thượng Bồ đề thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh. (Nói về thanh tịnh).

Lại vì sắc thanh tịnh tức là Bát nhã Ba la mật thanh tịnh. Bát nhã Ba la mật thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh.

Nhẫn đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh tức là Bát nhã Ba la mật thanh tịnh. Bát nhã Ba la mật thanh tịnh tức là Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

Sắc thanh tịnh và Bát nhã Ba la mật thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn, không hoại. Nhẫn đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh và Bát nhã Ba la mật thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn, không hoại.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì chẳng hai thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Vì chẳng hai thanh tịnh nên Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

Tại sao vậy? Vì chẳng hai thanh tịnh nầy cùng sắc thanh tịnh đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh không hai, không khác.

ngã thanh tịnh, chúng sanh đến tri giả, kiến giả thanh tịnh nên sắc nhẫn đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

Vì sắc nhẫn đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh nên ngã chúng sanh nhẫn đến tri giả, kiến giả thanh tịnh.

Tại sao vậy? Vì ngã đến kiến giả thanh tịnh nầy cùng với sắc đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh chẳng hai, chẳng khác, không đoạn, không hoại.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì tham, sân, si thanh tịnh nên sắc đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

Tại sao vậy? Vì tham, sân, si thanh tịnh cùng với sắc đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh chẳng hai, chẳng khác.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì vô minh thanh tịnh nên hành thanh tịnh. Vì hành thanh tịnh nên thức thanh tịnh. Vì thức thanh tịnh nên danh sắc thanh tịnh. Vì danh sắc thanh tịnh nên lục nhập thanh tịnh. Vì lục nhập thanh tịnh nên xúc thanh tịnh. Vì xúc thanh tịnh nên thọ thanh tịnh. Vì thọ thanh tịnh nên ái thanh tịnh. Vì ái thanh tịnh nên thủ thanh tịnh. Vì thủ thanh tịnh nên hữu thanh tịnh. Vì hữu thanh tịnh nên sanh thanh tịnh. Vì sanh thanh tịnh nên lão tử thanh tịnh. Vì lão tử thanh tịnh nên Bát nhã Ba la mật thanh tịnh(kinh có ý nói 12 duyên khởi). Vì Bát nhã Ba la mật thanh tịnh nên Thiền na thanh tịnh. Nhẫn đến vì Đàn na thanh tịnh(lục ba la mật) nên nội không thanh tịnh. Vì nội không thanh tịnh nên nhẫn đến vô pháp hữu pháp không thanh tịnh(18 pháp không). Vì vô pháp hữu pháp không thanh tịnh nên tứ niệm xứ nhẫn đến Nhất thiết trí thanh tịnh. Vì Nhất thiết trí thanh tịnh nên Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

Tại sao vậy? Vì Nhất thiết trí nầy cùng với Nhất thiết chủng trí không hai, không khác, không đoạn, không hoại.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Vì Bát nhã Ba la mật thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Nhẫn đến vì Bát nhã Ba la mật thanh tịnh nên Nhất thiết trí thanh tịnh.

Tại sao vậy? Vì Bát nhã Ba la mật nầy cùng với Nhất thiết trí không hai, không khác.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì Thiền na Ba la mật thanh tịnh nên nhẫn đến Nhất thiết trí thanh tịnh. Nhẫn đến vì Đàn na Ba la mật thanh tịnh nên nhẫn đến Nhất thiết trí thanh tịnh. Vì nội không thanh tịnh nên nhẫn đến Nhất thiết trí thanh tịnh. Vì tứ niệm xứ thanh tịnh nên nhẫn đến Nhất thiết trí thanh tịnh.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì Nhất thiết trí thanh tịnh nên nhẫn đến Bát nhã Ba la mật thanh tịnh.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì hữu vi thanh tịnh nên vô vi thanh tịnh.

Tại sao vậy? Vì hữu vi thanh tịnh nên vô vi thanh tịnh. Vì hữu vi thanh tịnh cùng với vô vi thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn, không hoại.

Nầy Tu Bồ Đề! Vì quá khứ thanh tịnh nên vị lai và hiện tại thanh tịnh nên vị lai và hiện tại thanh tịnh. Vì vị lai thanh tịnh nên quá khứ và hiện tại thanh tịnh. Vì hiện tại thanh tịnh nên quá khứ và vị lai thanh tịnh.

Tại sao vậy? Vì hiện tại thanh tịnh cùng với quá khứ và vị lai thanh tịnh không hai, không khác, không đoạn, không hoại vậy”.

Đại cương phẩm này thuyết rằng: Vì sắc thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh. Nhẫn đến Vô thượng Bồ đề thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh. Vì ngã thanh tịnh, chúng sanh đến tri giả, kiến giả thanh tịnh nên sắc nhẫn đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh. Vì tham, sân, si thanh tịnh nên sắc đến Nhất thiết chủng trí thanh tịnh. Từ thập nhị nhân duyên, lục Ba la mật, tứ niệm xứ nhẫn đến Nhất thiết trí thanh tịnh nên Nhất thiết chủng trí thanh tịnh. Tại sao vậy? Vì Nhất thiết trí nầy cùng với Nhất thiết chủng trí không hai, không khác, không đoạn, không hoại.

Vì Bát nhã Ba la mật thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Nhẫn đến vì Bát nhã Ba la mật thanh tịnh nên Nhất thiết trí thanh tịnh. Vì Bát nhã Ba la mật nầy cùng với Nhất thiết trí không hai, không khác, không đoạn, không hoại… rốt ráo ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai đều thanh tịnh.

Một pháp thanh tịnh thì tất cả pháp đều thanh tịnh. Một căn thanh tịnh thời sáu căn đều thanh tịnh. Nào là xứ, giới cho đến tám mươi bốn vạn pháp môn cùng cây cỏ cho đến mọi sanh vật vận hành trong một cơ chế đặc biệt trong thế quân bình an tịnh với nhau chẳng khác nào các hành tinh nằm trên quỷ đạo mặt trời, chúng tự xoay quanh chúng và tự xoay quanh mặt trời mà chẳng có lộn lạo, lấn ép lẫn nhau. Tất cả cùng xoay, cùng vận hành không đoạn, không hoại… rốt ráo ba đời đều thanh tịnh bình đẳng như như.

Không có gì quý giá bằng thanh tịnh đối với người tu hành!

 

Trong nhà thiền có câu chuyện là Ngưỡng Sơn hỏi Thiền sư Trung Ấp Hồng Ân như sau: Con khỉ hầu bị nhốt trong một cái lồng có sáu cửa, nếu có con khỉ khác ở ngoài đến một cửa chọc ghẹo thời con khỉ bên trong sẽ đến cửa đó “chí chóe đối ứng. Nếu con khỉ ở ngoài đi qua cửa khác chọc ghẹo thời con khỉ bên trong lại qua cửa đó chí chóe. Vậy, nếu con khỉ bên trong ngủ yên thời sao?

Sáu cửa lồng tượng trưng cho sáu căn. Con khỉ bên ngoài chọc ghẹo là trần(khách). Con khỉ bên trong tượng trưng cho tâm(chủ). Căn mai mối cho trần, trần chuyển thời tâm chuyển, chủ theo khách quên tâm. Nếu tâm lặng thời khách đến khách đi mặc khách. Tâm lặng rồi thời sáu căn đều lặng. Tâm lặng như con khỉ ngủ thời trần cảnh theo đó mà tự yên! Nên nói là tịnh!

 

---o0o---