Thứ Ba, 4 tháng 5, 2021

Hội Thứ VI

VI. PHẦN SÁU, HỘI THỨ VI.

(Bố cục)

 

6. Hội thứ VI: Gồm 8 quyển, 17 phẩm. Nội dung hội này, đức Phật nói pháp Bát Nhã và cách tu tập Bát Nhã cho Thắng thiên vương nghe. Hội này cùng bản với Kinh Thắng Thiên Vương Bát nhã Ba La Mật Đa 7 quyển do Ngài Nguyệt bà Thủ Na dịch vào đời Trần thuộc Nam triều. Pháp Uyển Châu Lâm và Khai Nguyên Thích Giáo lục nói, nguyên bản tiếng Phạm của hội này có 2.500 kệ tụng.

 

--- o0o ---

 

Dẫn nhập:

 

Cứ tụng xong một pháp hội thì chúng ta cảm thấy có một vài chuyển đổi. Khởi đầu, chúng ta chập chững từng bước một trong phần thứ I, với các pháp mầu Phật đạo. Chúng ta cũng không tránh khỏi những khó khăn trong việc tiếp thu chánh pháp của các pháp hội kế tiếp trong cuộc hành trình vô tận này. Đọc tụng xong Hội thứ IV, chúng ta thật sự đã có những bước đi “hơi” vững chắc. Phải nói chúng ta đã trưởng thành theo từng pháp hội. Nên Hội thứ V không còn trở ngại cho chúng ta trong sự đọc tụng thọ trì Bát nhã Ba la mật nữa. Tuy nhiên, Hội thứ VI kế tiếp cho chúng ta một lối lãnh hội đặc biệt ở một tầng cao hơn trong việc chứng nhập hay thông đạt Bát nhã Ba la mật.

Vì trong Hội này, thay vì Phật chỉ thuyết riêng về chơn như không thôi, Phật lại thuyết từng phẩm riêng rẽ về pháp giới, pháp tánh, bình đẳng tánh... trong thập nhị chơn như, các giáo pháp rất cần thiết trong việc tu tập để thành tựu giác ngộ. Vì sao? Vì tri nhận hay chứng nhập chơn như, pháp giới, pháp tánh, thật tế... tức là Giác ngộ. Điều đó nói lên tầm quan trọng của pháp hội thứ VI này.  Ngoài ra, trong pháp hội thứ VI Phật dạy về tịnh hạnh, một hạnh hết sức tế nhị, sâu sắc mà bất cứ người tu Bồ tát hạnh hay Bồ tát đạo nào cũng phải chấp trì nghiêm mật. Vậy, xin tịnh tâm trì tụng chớ có bỏ qua!

 

Chú ý:

Kinh này đồng bản với Kinh “Thắng Thiên Vương Bát Nhã” do Nguyệt Bà Thủ Na dịch từ Phạn sang Hán, Đại Tạng Kinh mang số thẻ số 0231, 7 quyển. Chúng tôi tìm thấy có hai bản dịch tương đương từ Hán sang Việt: Bản thứ nhất, do Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Website: “Tangthuphathoc.net” dịch và bản thứ hai, do Nguyên Tánh (Trần Tiễn Khanh) & Nguyên Hiển (Trần Tiễn Huyến) phiên âm và lược dịch trong Tuệ Quang Wisdom Light Foundation đăng trong Website “Daitangvietnam.com”. Quý vị có thể đọc song song với Hội này cho biết. Cũng nên nói thêm rằng Hội này không do nhóm của Ngài Huyền Trang dịch mà do các nhà dịch thuật đã dịch sẳn và nhóm của Tam Tạng Huyền Trang chỉ sao lại thôi.

 

---o0o---


01. Phẩm “Duyên Khởi”

02. Phẩm "Thông Đạt Hay Thông Suốt"

03. Phẩm "Hiển Tướng"

04. Phẩm "Pháp Giới"

05. Phẩm “Niệm Trụ”

06. Phẩm "Pháp Tánh"

07. Phẩm "Bình Đẳng"

08. Phẩm "Hiện Tướng"

09. Phẩm "Vô Sở Đắc"

10. Phẩm "Chứng Khuyến"

11. Phẩm "Hiển Đức"

12. Phẩm "Hiện Hóa"

13. Phẩm "Đà La Ni"

14. Phẩm "Khuyên Răn"

15. Phẩm "Nhị Hạnh"

16. Phẩm "Tán Thán"

17. Phẩm "Phó Chúc"