Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

Hội thứ I - 11. Phẩm “Thí Dụ”

 



Nguồn:  https://quangduc.com/

PHẨM “THÍ DỤ”

 

Quyển 42 cho đến đầu quyển 45, Hội thứ I, ĐBN.

(Tương đương phẩm “Ảo Học” quyển thứ 04, MHBNBLMĐ)

 

Gợi ý:

Các bài trước Phật thuyết các pháp là giả, duyên hợp giả có. Kế Phật thuyết các pháp không, không có tự tánh nên gọi là không. Các pháp vì vậy lấy vô tánh làm tự tánh. Bây giờ, Phật thuyết các pháp như huyễn.

 

Tóm lược:

 

Sắc với huyễn không khác, thọ, tưởng, hành, thức với huyễn không khác. Nhãn đến ý, sắc đến pháp, nhãn giới đến ý thức giới cùng với huyễn cũng không khác. Sáu Ba la mật, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng cùng với huyễn không khác. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề với huyễn cũng không khác.

Vì sao? Vì sắc chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác sắc, sắc tức là huyễn, huyễn tức là sắc. Nhẫn đến vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tức là huyễn, huyễn tức là Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Nếu pháp không có tưởng, không có các tưởng, không giả lập, không ngôn thuyết, không có danh không có giả danh, không có thân không có nghiệp của thân, không có khẩu không có nghiệp của khẩu, không có ý không có nghiệp của ý, không nhiễm không tịnh, không sanh không diệt, thời pháp này năng học Bát nhã Ba la mật, cho đến Nhất thiết tướng trí, thành xong Nhất thiết trí trí chăng? Nhưng nếu đại Bồ tát năng lấy vô sở đắc làm phương tiện để học Bát nhã Ba la mật, cho đến Nhất thiết tướng trí, thì nên biết đại Bồ tát ấy, có thể thành tựu Nhất thiết trí trí. (Q.42, ĐBN)

Nếu đại Bồ tát muốn chứng quả vị Giác ngộ tối cao, thì khi tu học Bát nhã Ba la mật nên như ảo nhân tu học Bát Nhã, đối với tất cả mọi sự, mọi việc, không phân biệt. Vì sao? Vì nên biết ảo nhân tức là năm uẩn, năm uẩn tức là ảo nhân.

Năm uẩn ấy học Bát Nhã cũng chẳng được Nhất thiết chủng trí. Vì năm uẩn nầy tánh vô sở hữu. Tánh vô sở hữu cũng là bất khả đắc.

Năm uẩn như mộng, như ảnh, như hưởng, như dương diệm, như biến hoá, học Bát nhã Ba la mật cũng không được Nhất thiết chủng trí. Vì tánh mộng cho đến tánh biến hóa vô sở hữu. Tánh vô sở hữu cũng là bất khả đắc.

Lục tình cũng như vậy. Năm uẩn tức là lục tình, lục tình tức là năm uẩn.

Vì những pháp ấy tức là nội không, nhẫn đến vô pháp hữu pháp không nên bất khả đắc.

Bồ Tát mới phát tâm đối với Bát nhã Ba la mật, không phương tiện lại không gặp được bậc thiện tri thức hướng dẫn chắc có lo sợ, e ngại.

Nếu đại Bồ tát, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, nên dùng cái tâm của Nhất thiết trí trí mà quán cái tướng thường, vô thường của năm uẩn là chẳng thể nắm bắt được; nên lấy cái tâm của Nhất thiết trí trí mà quán cái tướng lạc, khổ, tướng ngã vô ngã, tướng tịnh bất tịnh, tướng không bất không, tướng vô tướng hữu tướng, tướng vô nguyện hữu nguyện, tướng tịch tịnh bất tịch tịnh, tướng viễn ly, bất viễn ly của năm uẩn chẳng thể nắm bắt được. Đại Bồ tát như vậy, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, vì có phương tiện thiện xảo, nên khi nghe nói Bát Nhã thậm thâm như vậy, tâm của những vị ấy, chẳng lo sợ, e ngại.

Nếu đại Bồ tát, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, nên dùng cái tâm của Nhất thiết trí trí mà quán cái tướng thường vô thường, tướng lạc khổ, tướng ngã vô ngã, tướng tịnh bất tịnh v.v… của mười hai xứ, mười tám gii cho đến tất cả pháp Phật, chẳng thể nắm bắt được. Đại Bồ tát như vậy, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, vì có phương tiện thiện xảo, nên khi nghe nói Bát nhã Ba la mật thậm thâm như vậy, tâm của những vị ấy chẳng lo sợ, e ngại.

Nếu đại Bồ tát khi khởi lên sự quán chiếu đó, lại khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nên lấy vô sở đắc làm phương tiện, vì các hữu tình mà thuyết cái tướng thường, vô thường của tất cả pháp là bất khả đắc, cái tướng lạc khổ là bất khả đắc, cái tướng ngã vô ngã là bất khả đắc, cái tướng tịnh bất tịnh là bất khả đắc, cái tướng không bất không là bất khả đắc, cái tướng vô tướng, hữu tướng là bất khả đắc, cái tướng vô nguyện hữu nguyện là bất khả đắc, cái tướng tịch tịnh bất tịch tịnh là bất khả đắc, cái tướng viễn ly bất viễn ly là bất khả đắc, thì đó là đại Bồ tát, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, không đắm trước bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tịnh lự Ba la mật. Đại Bồ tát, do phương tiện thiện xảo bố thí, tịnh giới Ba la mật v.v…này, nên khi nghe nói Bát Nhã thậm thâm như vậy, tâm của những vị ấy chẳng lo sợ, e ngại.

Chẳng phải không sắc nên sắc mới không, vì sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ tưởng hành thức cũng lại như vậy. Chẳng phải không mười hai xứ, nên mười hai xứ mới không, vì mười hai xứ tức là không, không tức là mười hai xứ. Cũng vậy, chẳng phải không mười tám gii, nên mười tám gii mới không, vì mười tám gii tức là không, không tức là mười tám gii. Tứ thiền bát định, tứ thánh đế, thập nhị nhân duyên, ba mươi bảy pháp trợ đạo, Nhất thiết trí… cho đến Quả vị Giác ngộ tối cao cũng lại như thế.

Đó là đại Bồ tát, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, không chấp trước Bát Nhã. Như vậy là đại Bồ tát, do Bát Nhã có phương tiện thiện xảo này, nên nghe nói Bát Nhã thậm thâm như vậy, tâm của những vị ấy chẳng lo sợ, e ngại.

Nhưng muốn viên mãn Bát nhã Ba la mật, ngoài các phương tiện thiện xảo trên, đại Bồ tát cần phải có sự hỗ trợ của thiện tri thức. Chỉ những người nào hành mà không thấy mình hành, tu mà không nói mình tu, chứng không nói mình chứng, người đó chính là thiện tri thức, vì những người đó lấy vô sở đắc làm phương tiện. Với phương tiện như vậy, người ấy tuyên thuyết cái tướng thường vô thường của năm uẩn bất khả đắc, cái tướng lạc khổ là bất khả đắc, cái tướng ngã vô ngã là bất khả đắc, cái tướng tịnh bất tịnh là bất khả đắc, cái tướng không bất không là bất khả đắc, cái tướng vô tướng hữu tướng là bất khả đắc, cái tướng vô nguyện hữu nguyện là bất khả đắc, cái tướng tịch tịnh bất tịch tịnh là bất khả đắc, cái tướng viễn ly bất viễn ly của tất cả pháp là bất khả đắc, và khuyên theo pháp này mà siêng tu thiện căn, chẳng khiến hướng đến Thanh văn, Độc giác, mà chỉ muốn chứng đắc Nhất thiết trí trí. Đó chính là thiện hữu của đại Bồ tát. Nếu đại Bồ tát, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, được sự hỗ trợ của thiện hữu này, thì khi nghe nói Bát Nhã thậm thâm như vậy, tâm của những vị ấy chẳng lo sợ, e ngại. (Q.43, ĐBN)

Trái lại, nếu đại Bồ tát, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, lìa tâm tương ưng Nhất thiết trí trí mà tu hành Bát Nhã thì đối với sự tu hành Bát Nhã đó có cái chứng đắc, có cái nương tựa, vì lấy hữu sở đắc làm phương tiện; lìa tâm tương ưng Nhất thiết trí trí mà tu hành tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật, thì đối với sự tu hành tịnh lự cho đến bố thí đó, có chứng đắc, có nương tựa, có nắm, có bắt tức là lấy sở đắc làm phương tiện. Đại Bồ tát như vậy, khi tu hành Bát Nhã, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát nhã Ba la mật thậm thâm như vậy, thì tâm của những vị ấy có lo sợ, e ngại. (Q.44, ĐBN)

 

(Một khi lấy sở đắc làm phương tiện, lìa tâm tương ưng Nhất thiết trí trí mà tu hành bất cứ pháp tu nào mà tự cho là thắng diệu, mang nhiều công đức nhất thì đó chính là có sở đắc, có nương tựa, nên không tránh khỏi sự trói buộc của nó, tâm không còn tròn đầy như xưa nữa!)

 

Thiện hữu là người giúp ta hoàn thành đạo nghiệp, thì trái lại, ác hữu là người phá hoại Bồ đề tâm đưa ta đến chỗ đọa đầy khổ não! Ác hữu làm ta nhàm chán, xa lìa pháp tương ưng Bát nhã Ba la mật, hoặc bảo nhàm chán xa lìa pháp tương ưng lục Ba la mật. Ác hữu nói rằng: Này thiện nam tử! Các ngươi đối với sáu pháp tương ưng đáo bỉ ngạn này, chẳng nên tu học. Vì sao? Vì pháp này nhất định chẳng phải Như Lai nói, mà do kẻ văn tụng lừa dối chế tạo ra. Vì vậy, các ngươi chẳng nên nghe theo, chẳng nên tu tập, chẳng nên thọ trì, chẳng nên đọc tụng, chẳng nên tư duy, chẳng nên suy cứu, chẳng nên vì người khác mà tuyên thuyết khai thị.

Nếu đại Bồ tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, khi nghe nói Bát Nhã thậm thâm như vậy, tâm của những vị ấy có lo sợ, e ngại.

Kẻ ác hữu của các đại Bồ tát, chẳng vì Bồ Tát mà nói ma sự ma tội, lại chẳng nói việc ác ma có thể hiện làm hình Phật đến dạy đại Bồ tát nhàm chán xa lìa sáu phép Ba la mật, nói: Thiện nam tử! Nay ngươi cần chi tu Ba la mật này! Nay ngươi cần gì tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí! Nếu đại Bồ tát, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, khi nghe nói Bát Nhã thậm thâm như vậy, tâm của những vị ấy có lo sợ, e ngại.

Kẻ ác hữu của các đại Bồ tát, chẳng vì Bồ Tát mà nói ma sự ma tội, lại chẳng nói việc ác ma có thể hiện làm hình Phật đến nói pháp tương ưng Thanh văn, Độc giác cho đại Bồ tát, đó là khế kinh cho đến luận nghị(1), phân biệt, khai thị, khuyên phải tu học. Nếu đại Bồ tát, khi tu hành Bát Nhã, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì khi nghe nói Bát Nhã thậm thâm như vậy, thì tâm của vị ấy có lo sợ, e ngại.

Kẻ ác hữu của các đại Bồ tát nói: Thiện nam tử! Ngươi không có chủng tánh Bồ tát, không có tâm Bồ đề chơn thật, chẳng có khả năng chứng đắc bậc Bất thối chuyển, cũng chẳng có khả năng chứng đắc quả vị Giác ngộ tối cao. Nếu đại Bồ tát, khi tu hành Bát Nhã, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì khi nghe nói Bát Nhã thậm thâm như vậy, tâm của vị ấy có lo sợ, e ngại.

Kẻ ác hữu của các đại Bồ tát nói: Thiện nam tử! Sắc là không, không có ngã ngã sở; thọ, tưởng, hành, thức là không, không có ngã ngã sở; mười hai xứ là không, không có ngã ngã sở; mười tám gii là không, không có ngã ngã sở; tứ Thánh đế khổ là không, không có ngã, ngã sở; thập nhị nhân duyên là không, không có ngã ngã sở; tứ thiền bát định, ba mươi bảy pháp trợ đạo, mười tám pháp bất cộng, Nhất thiết trí cho đến quả vị Giác ngộ tối cao là không, không có ngã ngã sở. Này thiện nam tử! Các pháp đều là không, không có ngã ngã sở thì ai có thể tu tập sáu phép đáo bỉ ngạn, lại ai có thể chứng đắc quả vị Giác ngộ tối cao? Dù cho chứng quả Giác ngộ đi nữa, thì dùng để làm gì? Nếu đại Bồ tát, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì khi nghe nói Bát Nhã thậm thâm như vậy, tâm của những vị ấy có lo sợ, e ngại.

Kẻ ác hữu của các đại Bồ tát, nói: Thiện nam tử! Mười phương đều không; chư Phật, Bồ tát và chúng Thanh văn đều không có. Nếu đại Bồ tát, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, khi nghe nói Bát Nhã thậm thâm như vậy, thì tâm của vị ấy có lo sợ, e ngại.

Kẻ ác hữu của các đại Bồ tát, đi đến chỗ đại Bồ tát, chê bai pháp tương ưng Nhất thiết trí trí, khiến khởi lên ý nghĩ rất nhàm chán, xa lìa, khen ngợi pháp tương ưng Thanh văn, Độc giác, khởi lên ý nghĩ rất ưa thích. Nếu đại Bồ tát, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, khi nghe nói Bát Nhã thậm thâm như vậy, tâm của những vị ấy có lo sợ, e ngại.

Kẻ ác hữu của các đại Bồ tát, đi đến chỗ đại Bồ tát dạy bảo, khiến cho nhàm chán, xa lìa thắng hạnh của Bồ tát, đó là bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo; bố thí Ba la mật cho đến Bát nhã Ba la mật; và khiến nhàm chán, xa lìa Nhất thiết trí trí, đó là năm loại mắt, sáu phép thần thông, mười lực của Phật cho đến Nhất thiết tướng trí; chỉ dạy tu tập pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Người học pháp này thì mau chứng quả Thanh văn, hoặc quả Độc giác cứu cánh an lạc; cần gì phải siêng năng, cần khổ cầu đạt đến quả vị Giác ngộ tối cao? Nếu đại Bồ tát, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì khi nghe nói Bát Nhã thậm thâm như vậy, tâm của những vị ấy có lo sợ, e ngại.

Kẻ ác hữu của các đại Bồ tát, có thể hiện làm hình cha mẹ, đi đến chỗ đại Bồ tát, bảo rằng: “Này con! Con nên siêng năng cầu chứng quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, đủ để được vĩnh viễn xa lìa đại khổ sanh tử, mau chứng Niết bàn cứu cánh an lạc. Cần gì phải cầu đạt quả vị Giác ngộ xa xôi. Người cầu Giác ngộ, cần phải trải qua vô lượng, vô số đại kiếp luân hồi sanh tử, giáo hóa hữu tình, xả thân, xả mạng, cắt chặt cơ thể, chỉ tự chuốc lấy sự lao khổ. Con mang ơn của ai? Việc cầu Giác ngộ của con, hoặc là đạt được, hoặc không. Nếu đại Bồ tát, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì khi nghe nói Bát Nhã thậm thâm như vậy, tâm của những vị ấy có lo sợ, e ngại.

Kẻ ác hữu của các đại Bồ tát, có thể hiện hình các Bí sô... đi đến chỗ đại Bồ tát, lấy hữu sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường vô thường của sắc, có thể nắm bắt được; nói cái tướng thường vô thường của thọ, tưởng, hành, thức, có thể nắm bắt được. Lấy hữu sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng lạc khổ, tướng ngã vô ngã, tướng tịnh bất tịnh, tướng không bất không, tướng vô tướng hữu tướng, tướng vô nguyện hữu nguyện, tướng tịch tịnh bất tịch tịnh, tướng viễn ly bất viễn ly của năm uẩn, có thể nắm bắt được.

Lấy hữu sở đắc làm phương tiện, nói cái tướng thường vô thường, tướng lạc khổ, tướng ngã vô ngã, tướng tịnh bất tịnh, tướng không bất không, tướng vô tướng hữu tướng, tướng vô nguyện hữu nguyện, tướng tịch tịnh bất tịch tịnh, tướng viễn ly bất viễn ly của mười hai xứ, mười tám gii và tất cả pháp Phật có thể nắm bắt được. Đó là ác hữu của đại Bồ tát. Nếu đại Bồ tát, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì khi nghe nói Bát Nhã thậm thâm như vậy, tâm của những vị ấy có lo sợ, e ngại.

Kẻ ác hữu của các đại Bồ tát, lại có thể hiện hình làm đại Bồ tát, đi đến chỗ đại Bồ tát, khuyên quán cái không nội, có sở đắc; khuyên quán cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn cho đến cái không không tánh tự tánh, có sở đắc; khuyên tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, 37 pháp trợ đạo; khuyên tu pháp môn giải thoát môn có sở đắc; khuyên tu lục Ba la mật, có sở đắc; khuyên tu năm loại mắt, sáu phép thần thông, có sở đắc; khuyên tu mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí, có sở đắc. Đó là ác hữu của đại Bồ tát, vì nếu chẳng nói những việc như vậy, thì đại Bồ tát đã được Giác ngộ rồi. Nếu đại Bồ tát, khi tu hành Bát Nhã, bị sự dẫn dắt của ác hữu này, thì khi nghe nói Bát Nhã thậm thâm như vậy, tâm của những vị ấy có lo sợ, e ngại.

Vì vậy, đại Bồ tát, khi tu hành Bát nhã Ba la mật, đối với các ác hữu phải mau xa lìa.

 

Thích nghĩa:

(1). Khế kinh cho đến luận nghị: “Trường hàng (hay khế kinh, thể văn xuôi trực tiếp ghi chép các giáo thuyết của đức Phật) nhẫn đến luận nghị” (thể loại kinh ghi chép việc đức Phật luận về thể tánh các pháp, phân biệt rõ ràng ý nghĩa): Trường hàng đến luận nghị, ý nói mười hai bộ kinh. Đã thích nghĩa rồi.

 

Lược giải:

 

Sự chứng nghiệm của Phật ở đây là: “Sắc chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác sắc, sắc tức là huyễn, huyễn tức là sắc. Nhẫn đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tức là huyễn, huyễn tức là Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Nếu các pháp không có tưởng, không có các tưởng, không giả lập, không ngôn thuyết, không có danh không có giả danh, không có thân không có nghiệp của thân, không có khẩu không có nghiệp của khẩu, không có ý, không có nghiệp của ý, không nhiễm không tịnh, không sanh không diệt, thời pháp này có thể dùng để học Bát Nhã cho đến Nhất thiết tướng trí và có thể thành xong Nhất thiết trí trí. Nhưng phải lấy vô sở đắc làm phương tiện thì mới có hy vọng.

Nếu đại Bồ tát muốn chứng quả vị Giác ngộ tối cao, thì khi tu học Bát nhã Ba la mật nên như ảo nhân học Bát Nhã, đối với tất cả mọi sự, mọi việc, không phân biệt”.

Học mà có sở đắc là không học, vì tìm cầu một cái gì ở ngoài mình. Như nói đắc Vô thượng Bồ đề. Vô thượng Bồ đề đâu phải như một vật ở ngoài thân như tiền bạc mà mình lượm được. Do cần tu khổ hạnh ngộ được bản tâm thì gọi là đắc. Nhưng chứng hay đắc đó cũng chỉ là danh tự giả thi thiết. Khi chưa tu là thái tử Tất Đạt Đa, đắc đạo rồi thì gọi là Thích ca Mâu Ni Phật. Chưa tu là mê thì gọi là chúng sanh, tu rồi thì ngộ, thành Chánh giác. Mê cũng từ một cái tâm nầy mà ngộ cũng từ cái tâm ra. Thành là thành cái gì, thành một người khác không phải chính mình chăng? Thật ra, chúng sanh hay Phật chỉ là sự hoán chuyển của tâm, chuyển y từ mê sang ngộ chứ chẳng có gì khác. Vì vậy, nói tu không năng sở, tu mà không thấy mình (năng) tu, tu không thấy pháp (sở) để tu, cũng không thấy cả chứng đắc. Vì tất cả pháp không thuộc về mình, nên gọi là vô sở hữu bất khả đắc.

Tu mà có nhớ có được là rời Nhất thiết trí trí, là xa lìa Bát nhã Ba la mật. Tu không nhớ không được giống như “ảo nhân thỉnh pháp”, đó chính là tu Bát Nhã. Một lần nữa, xin lặp lại giáo pháp Tứ thập nhị chương “học coi như vô học, tu như vô tu, chứng như vô chứng, mới gọi là học, là tu, là chứng”!

 

1- Có vị Tăng hỏi Lục Tổ:

- Ai được y chỉ của Hoàng Mai?

Tổ đáp:

- Người hiểu được Phật pháp.

- Tôn giả được y chỉ không?

- Không.

- Tại sao vậy?

- Vì ta không hiểu Phật pháp.

Trúc Thiên trong phần thích nghĩa Thiền luận quyển thượng của Thiền sư D.T. Suzuki tìm thấy một đoạn văn trong bộ Kena-Upanishad (Áo Nghĩa Thư) trùng hợp một cách ngẫu nhiên và kỳ diệu với tư tưởng của Tổ Huệ Năng trên so chiếu với tư tưởng vị thiên sứ Bà La Môn như sau:

 

“Cái ấy chỉ hiểu được bởi người không hiểu,

Người hiểu cái ấy là người không hiểu,

Cái ấy không thể lãnh hội được bởi người lãnh hội,

Cái ấy chỉ lãnh hội được bởi người không lãnh hội”.

 

Nhưng nói trắng ra, nếu Lục Tổ không hiểu thì làm sao được truyền y bát? Không hiểu tức là hiểu, “không biết mà không có gì chẳng biết”, Bát Nhã là như vậy đó!

2- Một trích dẫn khác trong Nam Truyền Lục nói về cái không biết như sau:

Quan Thái thú Kỳ Châu hỏi vị Thiền Tổ thứ năm là Hoằng Nhẫn:“Tại sao trong số đồ chúng năm trăm người, Ngài lại chọn Huệ Năng trao cho chiếc áo pháp làm Tổ thứ sáu?”, Nhẫn đáp: “Bốn trăm chín mươi chín người kia đều hiểu Phật pháp, chỉ có Huệ Năng là không hiểu. Năng không phải là người có thể đo được bằng khuôn thước thường của thế nhân, nên áo pháp được trao cho Năng”. 

Và đây là lời bình của Nam Tuyền về câu đáp ấy:

Ở thời đại của “kiếp không” tuyệt không có danh tự. Phật vừa xuất thế liền có danh tự, nên người đời níu tướng. Đại Đạo tuyệt không phàm thánh. Phàm có danh từ ắt kẹt giữa giới hạn. Do đó Lão Túc Giang Tây nói: “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật”, nhằm chỉ đường người sau hành sự. Người học đạo đời nay khoác lên lớp áo, dựa vào người, chấp vào tâm, thì có can dự vào đâu? Nếu cứ chấp theo vậy mà làm thì phỏng gặp Phật Di Lặc ra đời vẫn bị đốt cháy tan tành, làm sao đạt được tự do? Đồ chúng của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn có năm trăm người, trừ Huệ Năng ra, ai ai cũng thông hiểu Phật Pháp. Năng quả là một cư sĩ kỳ đặc không hai, vì Năng chẳng hiểu Phật pháp. Năng chỉ hiểu Đạo, ngoài ra không hiểu gì khác. (1)

Thích nghĩa cho phần lược giải này:

(1). Trích trong Nam Tuyền lục theo dẫn chứng của Thiền sư D.T. Suzuki.

 

---o0o---

 

PHẨM “BỒ TÁT”

 

Phần sau quyển 45 đến hết quyển 46, Hội thứ I, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Cú Nghĩa”  quyển thứ 04, MHBNBLMĐ)

 

Tóm lược:

 

Thiện Hiện bạch:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là cú nghĩa(1) của Bồ tát?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Vì Bồ đề bất sanh, Tát đỏa phi hữu, cho nên vô cú nghĩa là cú nghĩa Bồ tát. Thiện Hiện! Cú nghĩa như dấu chim giữa hư không vô sở hữu, bất khả đắc. Cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng lại như vậy. Thiện Hiện! Cú nghĩa huyễn sư cũng vô sở hữu, bất khả đắc; cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy. Thiện Hiện! Cú nghĩa cảnh mộng, cú nghĩa ánh nắng, bóng sáng, hoa đóm giữa hư không, tượng trong gương, tiếng vang trong hang động, sự biến hóa, thành tầm hương cũng vô sở hữu, bất khả đắc; cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy. Thiện Hiện! Cú nghĩa chơn như vô sở hữu, bất khả đắc; cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy. Thiện Hiện! Cú nghĩa pháp giới, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, thật tế v.v… vô sở hữu, bất khả đắc; cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy.

Cú nghĩa sắc của nhà ảo thuật vô sở hữu, bất khả đắc; đại Bồ tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật quán cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy. Cú nghĩa thọ tưởng hành thức của nhà ảo thuật vô sở hữu, bất khả đắc; đại Bồ tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật, quán cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy. Cú nghĩa mười hai xứ, mười tám gii của nhà ảo thuật vô sở hữu, bất khả đắc; đại Bồ tát khi tu hành Bát Nhã quán cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy. Cú nghĩa tất cả pháp Phật của nhà ảo thuật vô sở hữu, bất khả đắc; đại Bồ tát khi tu hành Bát Nhã, quán cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy.

Cú nghĩa về tướng sắc của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vô sở hữu, bất khả đắc; đại Bồ tát khi tu hành Bát Nhã, quán cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy. Cú nghĩa về tướng thọ tưởng hành thức của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vô sở hữu, bất khả đắc; đại Bồ tát khi tu hành Bát Nhã, quán cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy. Cú nghĩa về tướng 12 xứ, 18 gii của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vô sở hữu, bất khả đắc; đại Bồ tát khi tu hành Bát Nhã, quán cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy. Cú nghĩa về tướng tất cả pháp Phật của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vô sở hữu, bất khả đắc; đại Bồ tát khi tu hành Bát Nhã, quán cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy.

Cú nghĩa vô vi giới trong hữu vi giới vô sở hữu, bất khả đắc, cú nghĩa hữu vi giới trong vô vi giới vô sở hữu, bất khả đắc; đại Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát Nhã, quán cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy. Cú nghĩa vô sanh vô diệt, vô tác vô vi, vô đắc vô thủ, vô nhiễm vô tịnh đều vô sở hữu, bất khả đắc; đại Bồ tát khi tu hành Bát Nhã, quán cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy.

Những pháp nào có cú nghĩa vô sanh vô diệt, vô tác vô vi, vô đắc vô thủ, vô nhiễm vô tịnh mà nói là vô sở hữu, bất khả đắc?

Cú nghĩa của sắc vô sanh vô diệt, vô tác vô vi, vô đắc vô thủ, vô nhiễm vô tịnh vô sở hữu, bất khả đắc; cú nghĩa của thọ tưởng hành thức vô sanh vô diệt cho đến vô nhiễm vô tịnh vô sở hữu, bất khả đắc. Cú nghĩa của 12 xứ, 18 gii, tứ thiền tứ định, tứ thánh đế, 12 nhân duyên, 37 pháp trợ đạo v.v…vô sanh vô diệt cho đến vô nhiễm vô tịnh vô sở hữu, bất khả đắc; cú nghĩa bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí vô sanh vô diệt cho đến vô nhiễm vô tịnh vô sở hữu, bất khả đắc.

Như vậy, cú nghĩa của tất cả pháp như vô sanh vô diệt, vô tác vô vi, vô đắc vô thủ, vô nhiễm vô tịnh vô sở hữu, bất khả đắc. Đại Bồ tát khi tu hành Bát Nhã, quán cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng lại như vậy.

Cú nghĩa về tướng rốt ráo tịnh của sắc, vô sở hữu, bất khả đắc; ý nghĩa đích thực về tướng rốt ráo tịnh của thọ, tưởng, hành, thức vô sở hữu, bất khả đắc, đại Bồ tát, khi tu hành Bát Nhã, quán cú nghĩa của đại Bồ tát, vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy.

Cú nghĩa về tướng rốt ráo tịnh của mười hai xứ, mười tám gii, tứ thiền tứ định, tứ Thánh đế, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy pháp trợ đạo v.v… vô sở hữu, bất khả đắc; cú nghĩa về tướng rốt ráo tịnh của bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí vô sở hữu, bất khả đắc, đại Bồ tát, khi tu hành Bát Nhã, quán cú nghĩa của đại Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy.

Cú nghĩa về tướng rốt ráo tịnh của ngã vô sở hữu, bất khả đắc; vì ngã chẳng có, nên cú nghĩa về tướng rốt ráo tịnh của hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy, vô sở hữu, bất khả đắc; vì hữu tình cho đến cái thấy chẳng có, nên đại Bồ tát, khi tu hành Bát Nhã, quán cú nghĩa của đại Bồ tát, vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy.

Như khi mặt trời mọc, cú nghĩa tối tăm vô sở hữu, bất khả đắc; Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, quán cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy.

Như thời kỳ kiếp hỏa tận, cú nghĩa các hành vô sở hữu, bất khả đắc; Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật, quán cú nghĩa Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy.

Cú nghĩa về sự phá giới trong giới uẩn của Như Lai vô sở hữu, bất khả đắc, đại Bồ tát khi tu hành Bát Nhã, quán cú nghĩa của Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy. Cú nghĩa về sự tán loạn trong định uẩn của Như Lai, về sự ngu si trong tuệ uẩn của Như Lai, về sự chẳng giải thoát trong giải thoát uẩn, về sự chẳng giải thoát tri kiến trong giải thoát tri kiến uẩn của Như Lai vô sở hữu, bất khả đắc, đại Bồ tát, khi tu hành Bát Nhã, quán cú nghĩa của Bồ tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy.

Như trong hào quang của Phật thời ánh sáng của mặt trăng, ánh sáng của mặt trời không hiện; như trong hào quang của Phật, thời hào quang của chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc đều không hiện. Đại Bồ Tát lúc thực hành Bát Nhã, quán cú nghĩa của Bồ Tát vô sở hữu, bất khả đắc cũng như vậy. Vì sao? Vì cú nghĩa của hoặc là Bồ đề, hoặc là Tát đỏa, hoặc là Bồ tát, tất cả như vậy đều là chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, không sắc, không thấy, không đối đãi chỉ thuần một tướng, gọi đó là vô tướng.

Các đại Bồ tát đối với tất cả pháp, đều không có sở hữu, không ngại, không đắm; nên học, nên biết.

Bất giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Những gì là tất cả pháp, mà khuyên các đại Bồ tát đối tất cả pháp này đều vô sở hữu, vô ngại vô trước, cần học nên biết?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Tất cả pháp ấy là pháp thiện, pháp phi thiện, pháp hữu ký, pháp vô ký, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp cộng, pháp bất cộng, Thiện Hiện! Đấy gọi là tất cả pháp. Các đại Bồ tát đối tất cả pháp này đều vô sở hữu, vô ngại, vô trước, cần học nên biết!

- Pháp thiện là gì? Là hiếu thuận cha mẹ, cúng dường Sa môn, Bà la môn, tôn thờ Sư trưởng, chỗ phước bố thí, chỗ phước trì giới, chỗ phước tu thiền định, chỗ phước khuyến đạo, phương tiện sanh phước đức, thập thiện đạo thế gian, quán tưởng chín tướng bất tịnh: Tướng xanh, tướng sình, tướng máu, tướng nứt, tướng nhũn bấy, tướng bị ăn, tướng tan rã, tướng xương, tướng thiêu, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xả, niệm Thiên, niệm thiện, niệm hơi thở, niệm thân thể, niệm chết. Đây gọi là pháp thiện thế gian.

- Pháp bất thiện là gì? Là sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham lẫn, não hại(sân), tà kiến(si), thập bất thiện đạo nầy gọi là pháp bất thiện.

- Pháp hữu ký là gì? Là các pháp thiện và pháp bất thiện gọi là pháp hữu ký.

- Pháp vô ký(2) là gì? Là thân nghiệp vô ký, ngữ nghiệp vô ký, ý nghiệp vô ký, bốn đại chủng vô ký, năm căn vô ký, thập nhị nhập(3), thập bát giới(4), đó là dị thục pháp vô ký.

- Pháp thế gian là gì? Là năm uẩn thế gian, mười hai xứ, mười tám giới, mười nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định và mười hai chi pháp duyên khởi. Thiện Hiện! Những pháp đây gọi là thế gian.

- Pháp xuất thế gian là gì? Là 37 pháp trợ đạo, không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô tác giải thoát môn, vị tri dục tri căn, tri căn dĩ tri căn(5), hữu giác hữu quán tam muội, vô giác hữu quán tam muội, vô giác vô quán tam muội, bát bội xả, 18 pháp không, thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng, Nhất thiết trí, đây gọi là pháp xuất thế gian.

- Pháp hữu lậu là thế gian năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định và các pháp đọa ba cõi. Đấy gọi là pháp hữu lậu.

- Pháp vô lậu là xuất thế gian bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, 37 pháp trợ đạo, ba giải thoát môn, sáu Ba la mật đa, năm nhãn, sáu thần thông, Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Những pháp này gọi là vô lậu.

- Pháp hữu vi là pháp buộc cõi Dục, pháp buộc cõi Sắc, pháp buộc cõi Vô sắc; năm uẩn, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định; 37 pháp trợ đạo; ba giải thoát môn; sáu Ba la mật; năm nhãn, sáu thần thông; Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Tất cả pháp có sanh có trụ có dị có diệt. Đấy gọi là pháp hữu vi.

- Pháp vô vi: Nếu pháp vô sanh vô trụ, vô dị vô diệt có thể được; chỗ gọi hết tham, hết sân, hết si; chơn như, pháp giới, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, ly sanh tánh, bình đẳng tánh, thật tế. Thiện Hiện! Những pháp này gọi là vô vi.

- Pháp cộng là thế gian bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, năm thần thông. Thiện Hiện! Những pháp này gọi là cộng. Vì sao? Vì cộng với dị sanh vậy.

- Pháp bất cộng là vô lậu bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định; 37 pháp trợ đạo; ba giải thoát môn; sáu Ba la mật; năm nhãn, sáu thần thông; Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Những pháp này gọi là bất cộng. Vì sao? Vì chẳng cộng với dị sanh vậy.

Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát Nhã, đối với tất cả pháp tự tướng không như vậy chẳng nên chấp trước. Vì sao thế? Vì tự tướng các pháp chẳng thể phân biệt được. Các đại Bồ tát khi tu hành Bát Nhã, nên đem vô nhị(6) mà làm phương tiện giác tất cả pháp. Vì sao? Vì tất cả pháp tướng bất động(7) vậy. Đối tất cả pháp vô nhị bất động là cú nghĩa Bồ tát. Vì vậy, cho nên vô cú nghĩa là cú nghĩa Bồ tát.(Q. 46, ĐBN)

 

Thích nghĩa:

(1). Cú nghĩa: Ý nghĩa đích thực. Nhất cú, đệ nhất cú, hay tối sơ cú, mạt hậu cú là câu nói tối hậu, là câu nói hàm ẩn tất cả diệu lý Phật, ai hiểu được thì thoát ly tất cả nghiệp báo và chứng đạo tức thì. Đó là lối giải thích đơn giản của từ cú nghĩa. Theo từ điển Phật Quang “cú nghĩa là nguyên lý chỉ đạo hay phạm trù quyết định, dùng để trình bày thực thể thuộc tánh và nguyên lý sanh thành, hoại diệt của tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ”. Thí dụ: 10 nguyên lý: Thực, đức, nghiệp, đồng, dị, hòa hợp, hữu năng, vô năng, câu phân, vô thuyết, chi phối hoàn toàn tất cả pháp. Tương truyền, Tổ sáng lập ra tông Thắng Luận là Ưu Lâu Già (Phạm: Ulùka) từng soạn Kinh Thắng Luận, trở thành Thánh điển căn bản của phái nầy, trong kinh nêu ra 6 cú nghĩa: Thực, đức, nghiệp, đồng, dị và hòa hợp, đồng thời cho rằng từ chân trí của 6 cú nghĩa sanh ra các pháp, đó là tông nghĩa của phái này. Đến khoảng thế kỷ V, VI, Luận sư Tuệ Nguyệt (Phạm: Mati-candra) của phái này mới soạn luận và mở rộng 6 cú nghĩa thành 10 cú nghĩa, bàn rộng về yếu chỉ của Thắng luận, gọi là Thắng tông thập cú nghĩa luận. Các cú nghĩa như thực, đức, nghiệp, đồng, dị, hòa hợp thuộc về cú nghĩa Hữu (có), còn Vô thuyết (cú nghĩa thứ 10) thì thuộc về cú nghĩa Phi hữu (chẳng phải có). Bát Nhã thiên không, nên cú nghĩa Vô thuyết có lẽ hợp với phẩm này. Học phái Thắng nghĩa có nêu 5 thứ thắng nghĩa Vô thuyết đáng chú ý như sau: 1- Vị sanh vô (Phạm: Pràg-abhàva): Các nhân duyên Thực, Đức, Nghiệp không đầy đủ nên vẫn chưa sanh ra. 2- Dĩ diệt vô (Phạm: Pradhavaô= sàbhàva): Các nhân duyên Thực, Đức, Nghiệp hoặc vì thế lực của nhân đã hết, hoặc do trái duyên mà sanh, nên mặc dù đã sanh thành nhưng cuối cùng cũng sẽ hoại diệt, không tồn tại được. 3- Cánh hỗ vô (Phạm: Anyonyàbhàva): Các nhân duyên Thực (đất, nước, lửa, gió, không, thời gian, phương sở, ngã, ý), Đức, Nghiệp... chẳng tồn tại lẫn cho nhau. 4- Bất hội vô: Hữu tánh và các nhân duyên Thực, Đức, Nghiệp... không hòa hợp nhau, cho nên rốt cuộc không có. 5- Tất cánh vô (Phạm:Atyantàbhàva): Vì không có nhân nên trong 3 thời quá khứ, hiện tại và vị lai đều không sanh khởi, tức là từ đầu đến cuối đều chẳng có, tuyệt đối không tồn tại.

(2). Vô ký: Chỉ các hành vi không thuộc về thiện cũng không thuộc về bất thiện.

(3). Thập nhị nhập còn gọi thập nhị xứ gồm 6 căn cộng 6 trần: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý (lục nhập) cộng với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (ngoại nhập).

(4). Thập bát giới: Sáu thức năng y, 6 căn sở y và 6 cảnh sở duyên. Giới nghĩa là chủng loại. Vì 18 chủng loại này đều có tự tánh khác nhau cho nên gọi là Thập bát giới. Tức 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; 6 cảnh: đối tượng của sự nhận biết là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp và 6 thức là nhãn thức, nhĩ thứ , tỷ thức, vị thức, thân thức, ý thức.

(5). Vị tri dục tri căn, tri căn dĩ tri căn (tức tam vô lậu căn, Phạm: Trìny anàsravendriyàịi, gọi tắt là Tam căn): Chỉ cho 3 căn vô lậu trong 22 căn. Ba căn vô lậu này do lấy 9 căn là ý, lạc, hỷ, xả, tín, cần, niệm, định và tuệ làm thể mà được lập ra, vì 3 căn vô lậu này có lực dụng tăng thượng, không nhiễm ô, không khởi phiền não, có công năng sinh ra Thánh pháp thanh tịnh vô lậu, nên gọi là Căn. Đó là: 1- Vị tri đương tri căn (Phạm: Anàjĩàtàjĩàsyàmìndriya), cũng gọi Vị tri dục tri căn. Căn cơ thuộc giai vị Kiến đạo. Người ở giai vị này từ vô thủy đến nay chưa từng nghe chân lý Tứ đế, vì muốn biết đế lý Chân như ấy, liền tu tập giải hành của Địa tiền phương tiện, nên gọi là Vị tri dục tri căn (căn chưa biết muốn biết). 2- Dĩ tri căn (Phạm:Àjĩendriya), cũng gọi Tri căn. Căn cơ thuộc giai vị Tu đạo. Người ở giai vị này đã biết chân lý Tứ đế, đồng thời đã đoạn trừ các hoặc mê lý, nhưng vì muốn đoạn trừ các hoặc mê sự, nên tiến tới quán lý Tứ đế, biết rõ cảnh Tứ đế, nên gọi là Dĩ tri căn (Căn đã biết). 3- Cụ tri căn (Phạm: Àjĩàtàvìndriya), cũng gọi Tri dĩ căn, Vô tri căn. Căn cơ thuộc địa vị Vô học. Người ở địa vị này đã biết suốt lý Tứ đế một cách đầy đủ, vì đã dứt hết các phiền não, tất cả việc cần làm đã làm xong, nên gọi là Cụ tri căn (Căn biết đầy đủ). Người ở địa vị Vô học này đã được Tận trí và Vô sinh trí. (Xem luận Câu xá, Q.3; luận Du già sư địa, Quyển 57; luận Phát trí, Quyển 14; luận Thuận chính lý, Quyển 9; Du già luận ký, Quyển 16, thượng) - Từ điển Phật Quang.

Kinh Ma Ha Bát nhã Ba la mật, phẩm “Quảng Thừa” quyển 6, giải thích “Vị tri dục tri căn, tri căn và trí giả căn” là Tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn và huệ căn. Ngũ căn của hàng hữu học chưa đắc quả, đây gọi là vị tri dục tri căn. Ngũ căn của hàng hữu học đã đắc quả, đây gọi là tri căn. Ngũ căn của bậc vô học, hoặc A La Hán, Bích Chi Phật, hoặc chư Phật, đây gọi là tri giả căn.

(6). Vô nhị, bất nhị (bất nhị tướng)hay lưỡng nguyên: Nhiễm và tịnh là hai, đoạn và thường là hai, bỉ và thử là hai… Đối với hết thảy hiện tượng không phân biệt, hoặc vượt lên các thứ phân biệt thì gọi là đệ nhất nghĩa đế: Chỉ có nhất tướng, chỗ gọi là vô tướng, tuyệt đối bình đẳng, như như bất động, không năng sở, vắng lặng nhiệm mầu, cũng gọi là Chân như, pháp giới, pháp tính, bất hư vọng tính, bất biến dị tánh, hư không giới, pháp định, pháp trụ, thật tế… Kinh nói: “Những nơi nào có hai tướng, là Hữu sở đắc; những nơi nào không có hai tướng, là Vô sở đắc. Khi mắt đối sắc, hay ý đối pháp (dharma) là có hai tướng. Khi có giác để chứng, đối Phật là người chứng, là có hai tướng. Pháp nào nương tựa nơi hai tướng là pháp hí luận, thuộc vào cõi Hữu sở đắc. Phi mắt phi sắc, phi tai phi thanh, phi ý phi pháp, cho đến phi giác phi Phật; lìa hết thảy những hí luận như thế, đó là vô nhị, không hai. Đó là chỗ Vô sở đắc”. Hữu sở đắc là tương đối, nghĩa là vẫn còn có biên. Vô sở đắc là tuyệt đối vẫn là một biên tế khác. Vậy, hữu sở đắc hay vô sở đắc vẫn còn nằm trong đối đãi, nghĩa là vẫn không thoát nổi sự chi phối của thế tục. Chỉ khi nào vượt qua và vượt trên tất các đối đãi thì mới thoát khỏi sự câu thúc của nó. Tới đây mới nói là vô biên: cái hữu sở đắc biến thành cái vô sở đắc hay ngược lại.

(7). Bất động (Phạn ngữ: Acal): Trạng thái không còn bị lay động bởi tham, sân, si; hay không động chuyển khi đối diện với thất tình lục dục.

 

Lược giải:

 

Y cứ vào một phạm trù nào đó dầu nó là một học thuyết, một chủ trương, một tôn chỉ… làm sở y để đạt sở nguyện thì việc y cứ đó cũng trở thành một thứ trói buộc, từ đây tâm không còn tự do nữa, và hành giả sẽ trở thành một kẻ thừa hành, một tên nô lệ hơn là một tác chủ. Vì vậy, kinh nói không cú nghĩa mới là cú nghĩa của Bồ tát. Bồ tát hành những hạnh khó hành, nhưng hành như vô sự, vì Bồ tát từ chối không tùy thuộc vào sở hành. Bồ tát không tuân thủ bất cứ một định luật, một tôn chỉ nào, cả đến trụ trong Bát Nhã nhưng cũng không lệ thuộc Bát Nhã, vì Bát Nhã hay Tánh Không cũng vô s hữu bất khả đắc, chỉ do công năng hay diệu dụng của trí Bát Nhã nẩy sanh những phương tiện lực và bằng những phương tiện lực đó mà Bồ tác thực hiện những công hạnh khó hành (năng hành nan hành) mang lợi ích cho chúng sinh. Như thế cú nghĩa cũng chẳng mang lại lợi ích gì, nó cũng chỉ là ngôn thuyết, do tưởng mà sanh.

Vậy nên nói “nhất cú tiệt lưu vạn cơ tẩm sảo”(一句截流萬機寢削): Một câu dứt dòng, muôn cơ dẹp hết. Bây giờ, phải gạt hết tất cả, không nói tới nhất cú, nhị cú, tứ cú… mà là “không cú” mới chính là cú nghĩa của Bồ tát. Đó là đại cương của phẩm này.

Câu chuyện sau đây nói lên “ý” của cú nghĩa:

Tác thứ 19 Bích Nham Lục có ghi rằng: Câu Chi Hòa thượng là người Kim Hoa Sơn thuộc Vụ Châu. Thuở xưa khi Ngài còn ở trong thảo am, có một vị Ni tên là Thực Tế đến am của Sư. Đến nơi vị Ni này bước thẳng vào bên trong, không buồn cởi nón ra mà chỉ cầm tích trượng đi quanh giường Thiền của Sư ba vòng rồi nói: “Nếu Thầy nói được thì tôi cởi nón”. Hỏi như thế ba lần, Câu Chi không trả lời được. Vị Ni bèn bỏ đi. Câu Chi vội ngăn: “Trời cũng đã tối rồi, cô nghỉ lại một đêm không muộn”. Vị ni lại nói: “Nếu Thầy nói được tôi sẽ nghỉ lại”. Câu Chi thở dài nói: “Ta tuy thân là bậc trượng phu mà mất khí khái của bậc trượng phu”. Rồi phát quẫn nhất định tìm hiểu vấn đề. Sau đó Sư bèn nghĩ đến việc đốt am đi khắp nơi để tham vấn các thiện tri thức, cho nên chuẩn bị sẵn sàng lên đường hành cước. Đêm đó sơn thần hiện lên và nói với Sư rằng: “Thầy không cần phải rời nơi này, ngày mai sẽ có một vị Bồ tát bằng xương bằng thịt đến thuyết pháp cho thầy”. Hôm sau quả nhiên Thiên Long Hòa thượng đến am của Sư. Câu Chi bèn tiếp đón với đầy đủ nghi lễ và kể chuyện hôm trước. Thiên Long chỉ dơ một ngón tay lên cho Câu Chi. Câu Chi thoát ngộ!

Trong am của Câu Chi có một đồng tử. Trong khi Câu Chi đi vắng có người đến hỏi đồng tử: “Bình thường Hòa thượng của chú dùng phương pháp gì để dạy người?” Đồng tử dơ ngón tay lên. Lúc Câu Chi về đồng tử thuật lại sự việc như thế. Câu Chi lấy dao cắt ngón tay của đồng tử. Đồng tử vừa chạy vừa kêu la ầm ỹ. Câu Chi gọi đồng tử, đồng tử quay đầu lại, Câu Chi bèn đưa ngón tay lên, đồng tử thoát nhiên hiểu thấu. Thử xem đồng tử hiểu được đạo lý gì vậy? Lúc sắp mất, Câu Chi dạy chúng rằng: “Ta đắc nơi Thiên Long một ngón tay Thiền suốt đời dùng không hết. Các ông có muốn hiểu chăng?” Rồi dơ ngón tay lên mà mất.

Tới chỗ này mới biết: Đừng nghĩ tưởng một hạt bụi gom cả trời đất hay cả trời đất chỉ thu vào một hạt bụi? Trên đầu một ngón tay gồm thâu tất cả Tam thiên đại thiên, hoặc tất cả Tam thiên đại thiên thâu nhỏ trên đầu một ngón tay? Vị Ni muốn Câu Chi nói một câu, chỉ một câu mà có thể giải quyết hết thảy mọi vấn đề của nhân sinh và vũ trụ. Câu đó chính là cú nghĩa, cái nghĩa cùng tột của tất cả nghĩa. Quả thật mắc mỏ! Câu Chi giận mình không làm được và quyết định đốt am lên đường hành cước. Thiên Long Hòa thượng xuất hiện, đưa một ngón tay lên, Câu Chi đại ngộ. Rồi từ đó nếu có bất cứ ai hỏi gì về đạo, Câu Chi trả lời bằng cách đưa ngón tay lên! Ngón tay đó là cú nghĩa, đủ giải thích toàn thể vũ trụ, có phải vậy không? Nếu không hiểu Câu Chi sẽ giải thích cho. Thử đoán coi nếu Câu Chi còn sống thêm một kiếp hay một kiếp hơn, Câu Chi sẽ giải thích ra sao? Câu Chi lại đưa một ngón tay lên! Thật kỳ đặc!

Ngón tay đó không có gì kỳ đặc cả, nó hoàn toàn là nó, nó không liên hệ gì tới một nguyên lý chỉ đạo tương đối hay tuyệt đối hay phạm trù quyết định, dùng để trình bày thực thể thuộc tính về ssinh thành hay hoại diệt của tất cả mọi hiện tượng vũ trụ. Ngón tay dựng lên của Câu Chi cũng không phải biểu thị cái nhất thể của vạn pháp, mà cũng không phải là Đệ nhất nghĩa đế. Nó là nó. Nó như vậy bởi vì nó như vậy, “pháp nhĩ như thị”. Thiền sư D.T. Suzuki nói: “Khi thấy ngón tay đưa lên đó, nếu các Ngài chỉ cần chớm khởi là đã rơi ngay vào vực thẩm tuyệt mù không đáy!”

Phải! Nói về cứu cánh hay đòi hỏi một cái gì tuyệt đối là rơi vào vực thẳm tuyệt mù không đáy. Tất cả sự thật phơi bày trước mắt, nó là nó, là như… giản dị thế thôi. Đừng nghĩ tưởng gì khác! Nhất niệm khởi trần lao dậy sóng!

 

1. Một dịp khác, Tăng lại hỏi:

- Cái gì là câu rốt sau?

Sư:

- Ông nói sao?

Vị Tăng nghĩ rằng chắc Sư chưa rõ ý của ông, nên lập lại câu hỏi:

- Cái gì là câu rốt sau của Hòa Thượng?

Sư thản nhiên đáp:

- Đừng phá giấc ngủ trưa của ta.

 

2. Khi Thái Nguyên Phù đến Tuyết Phong, được Tuyết Phong hỏi:

- Ta biết Lâm Tế có tam cú, đúng vậy chăng?

Sư đáp:

- Vâng, có.

Tuyết Phong:

- Cái gì gọi là đệ nhất cú?

Sư nhướng mắc nhìn lên.

Tuyết Phong:

- Đó là đệ nhị cú, cái gì là đệ nhất cú?

Sư chấp tay trước ngực và đi ra.

Các Sư thản nhiên trước những gì cho là tối cao hay siêu tuyệt. Tất cả nghĩ tưởng như vậy chỉ là phù phiếm, không dẫn đến xả trừ, đến chứng giải hay thâm ngộ mà chỉ hoa hòe hoa sói, tự mình làm rối mình! Đừng bao giờ dao to búa lớn đối với các Ngài mà bị ăn 30 gậy.

 

---o0o---